Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33222539
Đa dạng di truyền phân tử của nấm men Moniliella tại Việt Nam

Số lượng tế bào Moniliella trong các mẫu phẩm thường nhỏ, việc phân lập Moniliella sẽ chủ yếu dựa trên việc sử dụng các môi trường làm giàu chọn lọc có áp suất thẩm thấu cao hoặc chứa lipid là nguồn cacbon duy nhất. Phần lớn các mẫu hoa có thể được định danh thông qua đặc điểm hình thái bởi thành viên nhóm đề tài hoặc với sự trợ giúp của chuyên gia phân loại thực vật.

Số lượng tế bào Moniliella trong các mẫu phẩm thường nhỏ, việc phân lập Moniliella sẽ chủ yếu dựa trên việc sử dụng các môi trường làm giàu chọn lọc có áp suất thẩm thấu cao hoặc chứa lipid là nguồn cacbon duy nhất. Phần lớn các mẫu hoa có thể được định danh thông qua đặc điểm hình thái bởi thành viên nhóm đề tài hoặc với sự trợ giúp của chuyên gia phân loại thực vật. Trong trường hợp đặc biệt, gen mã hóa ribulose-bisphosphate carboxylase (rbcL) của mẫu phẩm có thể được giải trình tự phục vụ phân loại. Đây là một trong những gen barcoding cho phân loại thực vật. Tương tự như vậy, với các mẫu côn trùng, gen cytochrome c oxidase subunit 1 mitochondrial region (COI) có thể được sử dụng. Các gen này đã được phòng thí nghiệm chúng tôi sử dụng hiệu quả trong phân loại các mẫu phẩm động/thực vật. Các test sinh lý, sinh hóa sẽ được thực hiện dựa trên phương pháp tiêu chuẩn miêu tả bởi Yarrow (The yeasts, a taxonomic study, 4th edn, Elsevier). Phân tích hóa học (CoQ, G+C, xylose) sẽ được thực hiện bằng HPLC. Quan sát hình thái sẽ được thực hiện bằng kính hiển vi Eclipse E-600 (Nikon) với hệ DIC. Các gen phục vụ khảo sát di truyền Moniliella đều là những gen đã được sử dụng trong phân loại và trình tự mồi đã được công bố. PCR và T-A cloning sẽ được thực hiện theo kỹ thuật thường quy. Việc giải trình tự DNA sẽ được thực hiện trên thiết bị AB3500 mà phòng thí nghiệm hiện có. Các trình tự DNA sẽ được lắp ghép sử dụng phần mềm ContigExpress trong bộ phần mềm Vector NTI của Invitrogen. Các trình tự sẽ được so sánh với cơ sở dữ liệu GenBank bằng giao diện tìm kiếm BLAST đặt tại NCBI. Alignment và phân tích phả hệ sẽ được thực hiện bằng bộ phần mềm MEGA5.

Nhằm đánh giá được sự có mặt và phân bố của các loài Moniliella chủ chốt tại Việt Nam với sự hỗ trợ của phân tích di truyền phân tử và Miêu tả các loài Moniliella mới có nguồn gốc từ Việt Nam. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống phân loại Moniliella thông qua phân tích đa gen cũng như làm rõ được hiện tượng phức hợp di truyền ở mức trên loài trong cùng một cá thể ở Moniliella, nhóm thực hiện đề tài do PGS. TS. Vũ Nguyên Thành (Chủ nhiệm) - Viện Công nghiệp thực phẩm, đứng đầu đã thực hiện đề tài: “Đa dạng di truyền phân tử của nấm men Moniliella tại Việt Nam”.

 

Sau 3 năm triển khai, nhóm đề tài đạt được các kết quả như sau:

 

- Nhóm thực hiện đề tài đã công bố 04 loài mới: Moniliella sojae sp. nov., Moniliella pyrgileucina sp. nov., Moniliella casei sp. nov., Moniliella macrospora emend. comb. nov. trên tạp chí International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology

 

- Các chủng Moniliella được phân lập tại Việt Nam bước đầu đã được nghiên cứu khả năng chuyển hóa sinh Erythritol, kết quả cho thấy một số chủng có hiệu suất cao trong chuyển hóa, mang lại tiềm năng lớn trong sản xuất công nghiệp. Kết quả đã được công bố tại hội nghị quốc tế "Food, Technologies & Health", Plovdiv, Bulgaria.

 

- Một nhóm chủng thuộc loài mới khác, Moniliella floricola sp. nov. phân lập từ hoa tại Việt Nam cũng đã được phát hiện và công bố trên tạp chí International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology.

 

Như vậy, Đề tài đã mô tả bức tranh tổng thể về các loài, nhóm di truyền của Moniliella (đã biết và chưa biết) có mặt tại Việt Nam cũng như nơi cư trú của chúng. Điều này củng cố hệ thống phân loại của Moniliella hiện nay. Chủng giống thu thập được và hiểu biết về đặc tính di truyền, phân bố sẽ giúp ích trong quản lý, khai thác tài nguyên, đặc biệt trong tìm kiếm, sàng lọc cho các ứng dụng công nghệ khác nhau.

 

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15772/2018) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T - NASATI

Trở lại      In      Số lần xem: 377

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD