Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33338385
Liên Hiệp Quốc: Cần kết hợp chính sách nhiên liệu sinh học với an ninh lương thực

Các chuyên gia thuộc một ủy ban độc lập của Liên Hiệp Quốc cho biết, sự ảnh hưởng của năng lượng sinh học đến an ninh lương thực toàn cầu có thể sẽ giảm nhẹ được nếu tạo được mối liên hệ giữa chính sách lương thực và chính sách năng lượng. Các chuyên gia cũng đang kêu gọi tăng cường nghiên cứu và phát triển.

Các chuyên gia thuộc một ủy ban độc lập của Liên Hiệp Quốc cho biết, sự ảnh hưởng của năng lượng sinh học đến an ninh lương thực toàn cầu có thể sẽ giảm nhẹ được nếu tạo được mối liên hệ giữa chính sách lương thực và chính sách năng lượng. Các chuyên gia cũng đang kêu gọi tăng cường nghiên cứu và phát triển.

 

Nhiên liệu sinh học và năng lượng sinh học đang ngày càng phổ biến, chúng được sử dụng thay thế cho điện, nấu ăn và sưởi ấm. Nhiên liệu sinh học ban đầu được tạo ra chủ yếu từ lương thực. Để xác định được những tác động của nhiên liệu sinh học đối với an ninh lương thực toàn cầu, Ủy ban Liên hiệp quốc về An ninh lương thực toàn cầu đã yêu cầu Ban chuyên gia cao cấp (HLPE) về an ninh lương thực và dinh dưỡng đưa ra bản báo cáo về vấn đề này. Báo cáo “Nhiên liệu sinh học và An ninh lương thực” đưa ra lời kêu gọi về sự kết hợp giữa chính sách về lương thực, chính sách nhiên liệu sinh học và chính sách năng lượng sinh học, điều này sẽ ngăn chặn được sự ảnh hưởng tiêu cực của nhiên liệu sinh học đến an ninh lương thực toàn cầu. Ví dụ, mía đường có thể được sử dụng để làm thực phẩm hoặc nhiên liệu sinh học, giống như mật có thể dùng làm lương thực hoặc sưởi ấm hoặc các năng lượng khác cho các gia đình nông thôn không thể tiếp cận được với đường điện.

Báo cáo viện dẫn rằng, chính sách nhiên liệu sinh học toàn cầu nên được đưa vào cùng với Ban Chính sách an ninh lương thực và chiến lược an ninh năng lượng, Ban này sẽ sử dụng các điều kiện giấy chứng nhận để đảm bảo sản xuất bền vững.

Báo cáo nhấn mạnh về sự đảm bảo các kế hoạch sẽ không ngăn cản các hộ sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển tiếp cận với nguồn tài chính ưu tiên. Ở Braxin là một ví dụ, những hộ sản xuất nhỏ không thể tiếp cận được với diện tích đất rộng sẽ không thu được lợi nhuận khi sản xuất cây trồng nhiên liệu sinh học.

Báo cáo này cũng đề nghị đầu tư nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tạo ra những hướng phát triển các nguồn nguyên liệu “thứ hai” cho nhiên liệu sinh học từ xen-lu-lô hoặc gỗ thay vì sản xuất nhiên liệu sinh học từ thực phẩm. Hiện nay mới chỉ có ít hơn 1% nguồn cung nhiên liệu sinh học trên toàn cầu được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu “thứ hai”.

Nghiên cứu và phát triển lĩnh vực năng lượng sinh học ứng dụng cho việc đun nóng và nấu nướng là việc rất quan trọng ở các nước đang phát triển. Vì thế dinh dưỡng phụ thuộc rất lớn vào an ninh năng lượng. Để nấu chin một kg gạo có thể cần đến 1 kg gỗ ở khu vực châu Phi, như thế là không bền vững.

David Laborde, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế cũng đồng tình với quan điểm cần thiết phải đầu tư vào hoạt động R&D, nhưng ông cho rằng chi phí cho việc nghiên cứu là quá cao.
 
TK - Mard, theo Scidev.
Trở lại      In      Số lần xem: 1293

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD