Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33258488
Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ chế chống chịu mặn của lúa mạch đen Ý

Lúa mạch đen Ý (Lolium multiflorum) là loại thức ăn thô xanh được trồng phổ biến với chất lượng tuyệt vời, năng suất cao, ăn ngon miệng và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự phát triển của nó bị kìm hãm bởi mặn, yếu tố giới hạn tăng trưởng chính. Để làm sáng tỏ cơ chế chịu mặn của hai giống lúa mạch đen (ryegrass) của Ý, Feng Qijia, Giáo sư Chen Liang và Phó Giáo sư Xie Yan từ Vườn Bách thảo Vũ Hán thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đồng cố vấn

Lúa mạch đen Ý (Lolium multiflorum) là loại thức ăn thô xanh được trồng phổ biến với chất lượng tuyệt vời, năng suất cao, ăn ngon miệng và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự phát triển của nó bị kìm hãm bởi mặn, yếu tố giới hạn tăng trưởng chính.

 

Để làm sáng tỏ cơ chế chịu mặn của hai giống lúa mạch đen (ryegrass) của Ý, Feng Qijia, Giáo sư Chen Liang và Phó Giáo sư Xie Yan từ Vườn Bách thảo Vũ Hán thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đồng cố vấn, đã nghiên cứu cơ chế chống chịu mặn, giữa các giống lúa mạch đen Ý chịu mặn/nhạy cảm mặn, giống Abundant và Angus, thông qua các đặc điểm sinh lý và sự trao đổi chất (metabolomics).

 

Độ mặn làm giảm mức độ phát triển chồi và hàm lượng nước tương đối ở cả hai giống, Mức độ này nhiều hơn ở giống Angus nhạy cảm mặn hơn là giống Abundant chịu mặn. Các phản ứng hiệu quả quang hợp đối với điều kiện mặn đã khẳng định rằng giống Abundant chịu mặn tốt hơn giống Angus. Tỷ lệ Na/K, Na/Mg và Na/Ca trong lá và rễ tăng lên đáng kể ở cả hai giống cây trồng được xử lý mặn, với tỷ lệ này cao hơn ở giống Angus nhạy cảm mặn hơn giống Abudant chịu mặn.

 

Tuyến phòng thủ đầu tiên là sự hấp thụ Na của rễ và khả năng vận chuyển Na hướng lên trên. Giống Abundant chịu mặn hấp thụ ít hơn, do đó làm giảm ảnh hưởng của thẩm thấu và độc hại. Khi tiếp xúc với điều kiện mặn, giống Angus nhạy cảm mặn có mức độ trao đổi chất cao hơn và các chất chuyển hóa gia tăng một cách đặc trưng, điều này có lẽ làm cho giống Abudant phát triển tốt hơn giống Angus.

 

Giống Abundant phát triển tốt hơn giống Angus, và khả năng chịu mặn cao của nó phần nào ngăn cản cây trồng khỏi sự phá vỡ cân bằng nội môi ion (ionic homeostasis disruption).

 

Nguyễn Tiến Hải theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 438

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD