Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  34809619
Ong nghệ gây ngạc nhiên về kỹ năng học tập thông qua tương tác xã hội

Một nghiên cứu mới, được xuất bản trên Nature, cho thấy rằng loài thụ phấn cần mẫn này có thể học hỏi được những nhiệm vụ phức tạp, nhiều bước thông qua tương tác xã hội, ngay cả khi chúng không thể tìm ra chúng. Điều này thách thức niềm tin tồn tại đã lâu là việc học hỏi xã hội tiên tiến là một đặc tính độc đáo của con người, và thậm chí gợi ý về sự hiện diện của những yếu tố quan trọng của thứ văn hóa được tích lũy trong loài côn trùng.

Trong một nghiên cứu đột phá mang tính nền tảng, các con ong nghệ đã chứng tỏ là mình có một mức phức tạp về nhận thức mà từ trước đến nay chưa từng thấy.

 

 

Một nghiên cứu mới, được xuất bản trên Nature, cho thấy rằng loài thụ phấn cần mẫn này có thể học hỏi được những nhiệm vụ phức tạp, nhiều bước thông qua tương tác xã hội, ngay cả khi chúng không thể tìm ra chúng. Điều này thách thức niềm tin tồn tại đã lâu là việc học hỏi xã hội tiên tiến là một đặc tính độc đáo của con người, và thậm chí gợi ý về sự hiện diện của những yếu tố quan trọng của thứ văn hóa được tích lũy trong loài côn trùng.

 

Được tiến sĩ Alice Bridges và gáo sư Lars Chittka dẫn dắt, nhóm nghiên cứu này đã thiết kế một hộp câu hỏi hai bước đòi hỏi ong nghệ thực hiện hai hành động riêng biệt theo chuỗi để đạt được một phần thưởng ngọt ngào ở điểm cuối. Ong được huấn luyện làm việc này vì đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, và chúng đã được hỗ trợ bằng một phần thưởng phụ trên đường. Giải thưởng tạm thời trong quá trình này cuối cùng lại bị lấy đi và các con ong sau đó phải mở cả cái hộp trước khi đón nhận được phần thết đãi ngọt ngào.

 

Ngạc nhiên là, trong khi từng con ong vật lộn để giải được bài toán khi bắt đầu từ vạch xuất phát, những con được quan sát một con ong “trình diễn” đã được huấn luyện lập tức học hỏi được toàn bộ chuỗi nhiệm vụ – ngay cả bước đầu tiên – trong khi chỉ nhận được một phần thưởng ở điểm cuối nhiệm vụ.

 

Nghiên cứu này cho thấy là ong nghệ đã có một mức độ học hỏi xã hội mà trước đây người ta nghĩ chỉ riêng có ở loài người. Chúng có thể chia sẻ và đòi hỏi các hành vi vượt quá các năng lực nhận thức cá nhân của chúng: một khả năng tư duy để củng cố, làm giàu bản chất phức tạp, có xu hướng mở rộng trong văn hóa con người, và trước đây được cho là chỉ có ở chúng ta.

 

Tiến sĩ Bridges, “đây là một nhiệm vụ vô cùng khó dành cho ong. Chúng có thể học hỏi được hai bước để nhận được phần thưởng, với hành vi đầu tiên trong cả chuỗi không nhận được phần thưởng nào. Ban đầu chúng tôi cần huấn luyện những con ong trình diễn với một phần thưởng tạm thời có trong đó, nhấn mạnh sự phức tạp của nhiệm vụ”.

 

“Đúng là những con ong khác học hỏi được toàn bộ chuỗi nhiệm vụ từ quan sát xã hội ở những con ong đã qua huấn luyện đó, ngay cả khi chưa từng được trải nghiệm phần thưởng ở bước đầu tiên. Nhưng khi chúng tôi để những con ong đó nỗ lực mở cái hộp mà không cần một con ong đã qua huấn luyện thực hiện cách làm đó, chúng không thể xoay xở được cách mở bất cứ thứ gì”.

 

Một con ong đã qua huấn luyện được kết cặp với một con ong quan sát, phải học hỏi toàn bộ chu trình thực hiện, kiểm tra đích đén trong một cái hộp kín. Nguồn: Queen Mary University of London.

 

Vượt qua ngoài việc học hỏi mang tính cá nhân, nghiên cứu này mở ra khả năng kích thích những khả năng cho hiểu biết về sự xuất hiện của văn hóa được tích lũy trong thế giới loài vật. Văn hóa tích lũy liên quan đến sự tích tụ từng bước hiểu biết và kỹ năng qua các thế hệ, cho phép các hành vi phức tạp ngày một gia tăng để phát triển. Năng lực học hỏi của ong về một nhiệm vụ phức tạp từ một con ong trình diễn cho thấy một con đường tiềm năng cho lan truyền văn hóa và đổi mới sáng tạo nằm ngoài những năng lực học hỏi cá nhân.

 

Giáo sư Chittka cho biết thêm, “Điều này thách thức cái nhìn truyền thống là chỉ có người mới có thể học hỏi về mặt xã hội hành vi phức tạp nằm ngoài sự học hỏi của từng cá nhân. Nó làm tăng thêm khả năng hấp dẫn là có nhiều thành tích khác thường bậc nhất của các loài côn trùng sống thành bầy, có tính xã hội như các kiến trúc tổ của các loài ong và loài tò vò hoặc thói quen trồng trọt của các loài kiến nuôi rệp và nấm, có thể có tiềm năng lan tỏa bằng việc sao chép những ‘nhà đổi mới sáng tạo’ lanh lợi, trước khi chúng trở thành một phần của ‘kịch mục’ hành vi loài – loài”.

 

Nghiên cứu này mở ra những con đường mới cho hiểu biết về trí thông minh của động vật và sự tiến hóa của học hỏi xã hội. Nó thách thức những giả định tồn tại đã lâu và tiến thêm trên đường khám phá những điều phi thường trong nhận thức còn ẩn dấu trong thế giới côn trùng, gợi mở khả năng đầy kích thích về văn hóa được tích lũy giữa những tạo vật tưởng chừng rất đơn giản.

 

Thanh Phương - Tiasang.

 

Nguồn: https://www.newscientist.com/article/2420960-bumblebees-show-each-other-how-to-solve-complex-puzzles/

https://phys.org/news/2024-03-humans-bees-chimps-skills.html

—————————————-

1. https://www.nature.com/articles/s41586-024-07126-4

Trở lại      In      Số lần xem: 173

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD