Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33459518
Sự đa dạng di truyền của vật nuôi có thể giúp đảm bảo nguồn cung thịt trong bối cảnh thế giới nóng hơn và khắc nghiệt hơn

Người chăn nuôi và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang ngày càng quan tâm đến việc khai thác đa dạng sinh học động vật để nâng cao sản lượng và an ninh lương thực trong bối cảnh hành tinh ấm áp hơn và đông dân hơn. Đây là nội dung nêu trong một báo cáo mới của FAO. Cơ quan này cũng cảnh báo rằng, nhiều giống vật nuôi có giá trị tiếp tục có nguy cơ bị đe dọa và kêu gọi những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền bền vững.

Người chăn nuôi và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang ngày càng quan tâm đến việc khai thác đa dạng sinh học động vật để nâng cao sản lượng và an ninh lương thực trong bối cảnh hành tinh ấm áp hơn và đông dân hơn. Đây là nội dung nêu trong một báo cáo mới của FAO. Cơ quan này cũng cảnh báo rằng, nhiều giống vật nuôi có giá trị tiếp tục có nguy cơ bị đe dọa và kêu gọi những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền bền vững.

 

Theo Báo cáo về Thực trạng Di truyền Động vật thế giới, khoảng 17% (1.458) giống các loài chăn nuôi trên thế giới hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Gần 100 giống vật nuôi đã tuyệt chủng từ năm 2000 đến năm 2014.

Dữ liệu quốc gia cho thấy việc lai tạo bừa bãi được coi là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến di truyền vật nuôi. Mối đe dọa phổ biến khác đến đa dạng di truyền động vật là việc sử dụng ngày càng tăng các giống không có nguồn gốc, chính sách và tổ chức điều tiết ngành chăn nuôi yếu kém và sự suy giảm hệ thống chăn nuôi truyền thống.

Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực trên thế giới có tỷ lệ các giống có nguy cơ bị đe dọa ở mức cao nhất. Cả hai khu vực được đặc trưng bởi ngành công nghiệp chăn nuôi chuyên môn cao có xu hướng chỉ sử dụng một số lượng nhỏ các giống cho sản xuất. Sự đa dạng di truyền giúp nông dân và người chăn nuôi cải thiện giống của mình và giúp các quần thể vật nuôi thích ứng với các thay đổi môi trường.

Tổng Giám đốc FAO José Graziano da Silva cho biết: “Trong hàng nghìn năm, các giống vật nuôi giống như cừu, gà và lạc đà đã góp phần trực tiếp tăng sinh kế và an ninh lương thực của hàng triệu người,bao gồm khoảng 70% nông dân nghèo hiện nay”.

Theo Tổng giám đốc FAO, đa dạng di truyền là một điều kiện tiên quyết cho sự thích nghi khi đối mặt với những thách thức trong tương lai. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dịch bệnh mới, áp lực về đất và nước và nhu cầu thị trường thay đổi, việc quan trọng hơn bao giờ hết là đảm bảo nguồn gien động vật được bảo tồn và sử dụng bền vững.

Hiện nay, khoảng 38 loài và 8.774 giống riêng biệt các loài chim nuôi và động vật có vú được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm. Tổng cộng có 129 quốc gia tham gia vào Bản đánh giá toàn cầu mới về đa dạng di truyền vật nuôi được công bố sau gần một thập kỷ sau khi phát hành đánh giá toàn cầu đầu tiên của nguồn gien động vật trong năm 2007.

Nghiên cứu cho thấy rằng các chính phủ đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng bền vững và phát triển các nguồn tài nguyên di truyền trong chăn nuôi. Khi FAO công bố Bản đánh giá toàn cầu đầu tiên trong năm 2007, mới có chưa đầy 10 quốc gia cho biết đã thành lập một ngân hàng gien vật nuôi. Theo báo cáo mới, con số này đã tăng lên đến 64 quốc gia và có thêm 41 quốc gia đang có kế hoạch thành lập ngân hàng gien như vậy. Khoảng 177 nước đã bổ nhiệm điều phối viên quốc gia và 78 nước đã thiết lập các nhóm tư vấn nhiều bên liên quan để hỗ trợ các nỗ lực quốc gia trong việc quản lý tốt hơn nguồn gien động vật.

Lê Hồng Vân - Mard, theo FAO.
Trở lại      In      Số lần xem: 828

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD