Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  33322985

Thứ năm, 28-10-2021 | 09:16:50

Nghiên cứu về đa dạng di truyền là một trong những bước đầu trong việc cải thiện giống cây trồng. Trong nghiên cứu này, chỉ thị phân tử ISSR được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền của 120 dòng/giống đậu nành đang được lưu giữ trong ngân hàng giống của Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả khuếch đại từ 10 chỉ thị phân tử ISSR cho được tổng cộng 89 phân đoạn, trong đó có 79 phân đoạn đa hình, chỉ số PIC của các mồi ISSR dao động từ 0,06 đến 0,25 và hệ số tương đồng từ 0,55 - 0,91. Sự đa dạng di truyền tương đối cao và 120 dòng/giống đậu nành chia được thành 7 nhóm chính và một số phân nhóm.

Thứ tư, 27-10-2021 | 09:04:13

Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử giống đậu tương cho vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã xác định được giống đậu tương HLĐN 910 và giống đậu tương HLĐN 904 là 2 giống tốt, có khả năng phát triển trong sản xuất. Các giống có thời gian sinh trưởng (TGST) từ 78 - 83 ngày, có khả năng chống chịu tốt với bệnh gỉ sắt (điểm 1 - 3), chín tập trung, ít tách hạt ngoài đồng, hàm lượng protein 33,7%;

Thứ năm, 16-09-2021 | 08:30:54

Độc tính nhôm (Al3+) là một độc tính phi sinh học điển hình làm hạn chế nghiêm trọng sản lượng cây trồng ở đất chua. Trong nghiên cứu này, một quần thể RIL (dòng lai tái tổ hợp, F12) có nguồn gốc từ tổ hợp lai Zhonghuang 24 (ZH 24) x Huaxia 3 (HX 3) (160 dòng) đã được thử nghiệm bằng cách trồng thủy canh. Độ dài rễ tương đối (RRE) và hàm lượng Al3+ đỉnh (AAC) được đánh giá cho mỗi dòng và mối tương quan âm đáng kể đã được phát hiện giữa hai chỉ số. Dựa trên bản đồ liên kết di truyền mật độ cao, dữ liệu kiểu hình được sử dụng để xác định các locus tính trạng số lượng (QTLs) liên quan đến các tính trạng này.

Thứ tư, 09-12-2020 | 08:52:32

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của xử lý hạt giống bởi nano kim loại sắt (Fe), đồng (Cu) và cobalt (Co) đến sinh trưởng phát triển đậu tương cho thấy: (1) Liều lượng nano kim loại đồng là 100 mg/60 kg hạt và 500 mg/60 kg hạt, coban là 10 mg/60 kg hạt và 50 mg/60 kg hạt và sắt ở nồng độ 10.000 mg/60 kg hạt có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây; (2) Các liều lượng nano kim loại xử lý hạt trên đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây từ 1 đến 3 ngày.

Thứ tư, 23-09-2020 | 08:45:27

Methionine (Met) là một axít amin đóng vai trò thiết yếu ở thực vật. Các gốc Met cấu trúc được giả thuyết là bảo vệ protein chống lại bất lợi ôxi hóa nội bào. Trong nghiên cứu này, 21 phân tử protein giàu Met, thuộc ba nhóm nhân tố phiên mã (TF) lần lượt là ‘Basic helix-loop-helix’ (bHLH), ‘Basic leucine zipper’ (bZIP) và ‘Serum response factor’ (SRF) ở đậu tương (Glycine max) đã được phân tích nhằm chứng tỏ giả thuyết trên.

Thứ ba, 22-09-2020 | 08:21:48

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian ngập úng ở giai đoạn cây ra hoa đến sinh trưởng, sinh lý và năng suất của 4 giống đậu xanh (ĐXVN5, ĐXVN7, ĐX11, ĐX14) trong điều kiện nhà lưới. Kết quả thí nghiệm cho thấy ngập úng làm suy giảm chiều cao cây, số lá, diện tích lá, nốt sần, khối lượng tươi và khô của rễ và thân lá, chỉ số SPAD, hiệu suất huỳnh quang diệp lục, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Thời gian gây úng 5 ngày ảnh hưởng ít nhất đến các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý và năng suất của các giống.

Thứ tư, 16-09-2020 | 06:17:45

Bốn thí nghiệm để đánh giá tác động của nano kim loại (sắt, đồng, coban) đến giống đậu tương HLĐN 29 đã được thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 02 năm 2018 tại Đồng Nai. Kết quả là xử lý hạt đậu tương với Co-2 kết hợp phun phân bón lá nano vi lượng DT A213 hoặc DT A312 hoặc DT A313, giống đậu tương HLĐN 29 sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao nhất, lần lượt là 2,50 tấn/ha, 2,46 tấn/ha và 2,41 tấn/ha, vượt đối chứng xử lý nước lần lượt là 24%, 22% và 20%.

Thứ tư, 20-07-2016 | 09:43:38

Sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng làm cho vấn đề an ninh lương thực trở thành vấn đề chính của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thêm vào đó, sản lượng và sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp bền vững cũng đang bị đe dọa bởi ảnh hưởng của hiện tượng biến đối khí hậu và các điều kiện bất lợi (như hạn, ngập úng, dịch bệnh, sói mòn đất và ô nhiễm môi trường).

Thứ hai, 25-04-2016 | 05:31:13

Để rút ngắn thời gian trong việc chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, ứng dụng chỉ thị phân tử là con đường ngắn và hiệu quả, không những góp phần hạn chế tác hại của bệnh mà còn hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng chống bệnh, bảo vệ môi trường và tạo sự đa dạng sinh học đối với cây lạc (Liao et al., 2005b; Peng et al., 2011; Ding et al., 2012). Đến nay ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về sử dụng chỉ thị phân tử để chọn giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn được công bố.

Thứ hai, 07-03-2016 | 08:37:50

Sâu cuốn lá lạc là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cây lạc, để quản lý sâu cuốn lá hại lạc đạt hiệu quả cao phải sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp với phương châm là giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa sâu hại, thiên địch, cây trồng và điều kiện ngoại cảnh ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây lạc. Trong đó cần duy trì và khích lệ khả năng hoạt động của các loài thiên địch,

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD