Bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn. Tháng 5/2015, bệnh khảm lá sắn đã được phát hiện tại tỉnh Ratanakiri và KaunMoum của Campuchia, giáp với tỉnh Tây Ninh của Việt Nam (cách biên giới Việt Nam khoảng 40 km).
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát triển phương pháp tách tế bào trần từ mô thịt lá sắn tại Việt Nam, phục vụ dung hợp tế bào trần, phát triển giống sắn mới. Lá của giống sắn kháng bệnh khảm lá sắn HN3 và dòng sắn C-33 từ cây sắn nuôi cấy in vitro được tiền xử lý qua dung dịch có nền khoáng CPW (Frearson et al., 1973) có nồng độ mannitol tăng dần từ 5%; 9% và 13% mannitol, ủ trong các dung dịch trên với thời gian 1 giờ.
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây trồng có củ quan trọng đối với Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ, đứng thứ 3 sau lúa và ngô về nguồn cung cấp hàm lượng carbohydrate cao, và là nguồn nguyên liệu thô phục vụ các ngành công nghiệp chế biến cơ bản. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT giữa tháng 6/2019 tổng diện tích sắn của cả nước là 360 nghìn ha thấp hơn khoảng 17,6 nghìn ha so với cùng kì năm 2018.
Qua 5 năm tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống sắn đã chọn được giống HL-S12 có nhiều ưu điểm vượt trội so với đối chứng có thể lưu hành, phát triển và mở rộng cho sản xuất. Giống sắn HL-S12 được chọn từ tổ hợp lai HL-S10 × KM140, đánh giá tại Trung tâm Hưng Lộc từ năm 2014 đến năm 2021. Giống có một số đặc tính nông học sau: Số củ/bụi 10,3 củ, khối lượng củ/bụi 5,3 kg, chỉ số thu hoạch là 62,9. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp cho thấy giống sắn HL-S12 có khả năng chống chịu khá với bệnh chổi rồng, nhện đỏ, khảm lá; năng suất biến động từ 36,02 - 42,34 tấn/ha;
Trong nghiên cứu này, thông tin về nhóm protein giàu Methionine (Methionine-rich protein, MRP) đã được tìm hiểu một cách đầy đủ trên cây sắn (Manihot esculenta) bằng các công cụ tin sinh học. Kết quả đã xác định được tổng số 155 MRP, với tiêu chí kích thước ≥ 95 axít amin và hàm lượng Met ≥ 6%. Trong đó, 52 (trên tổng số 155) MRP chưa được chú giải chức năng ở sắn. Phân tích cho thấy các MRP chưa rõ chức năng có đặc tính lý hóa đa dạng.
Đánh giá hình thái cây sắn cho phép nông dân và các nhà nghiên cứu có thể nhận dạng giống ngay trên đồng ruộng. Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều giống sắn được canh tác phù hợp với nhiều điều kiện tự nhiên và phục vụ các mục đích khác nhau. Nghiên cứu này tập trung phân loại 20 giống sắn phổ biến tại Việt Nam theo bộ mô tả các đặc điểm của Viện Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (IITA).
Bệnh khảm lá khoai mì (CMD) hiện đang gây hại nghiêm trọng trên các giống khoai mì ở Việt Nam. Gen kháng bệnh đã được nghiên cứu và ứng dụng cho việc phát triển giống khoai mì kháng bệnh trên thế giới, tuy nhiên hiện vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu này xác định sự hiện diện của các chỉ thị liên kết với gen kháng CMD (SSRY28, SSRY106, NS158, NS169, NS198 và RME-1) trong các giống khoai mì ở miền Nam Việt Nam bằng kỹ thuật PCR. Phản ứng PCR được thiết lập với từng chỉ thị trước khi áp dụng cho việc nhận diện.
Nhằm mục đích xây dựng hệ thống chỉnh sửa gen không chuyển gen, sử dụng ribonucleoprotein Cas9 trên đối tượng cây sắn, chúng tôi đã nghiên cứu tạo mô sẹo phôi hóa (MSPH) và tế bào trần (TBT) từ mô sẹo phôi hóa của các giống sắn BK, KM94 và KM140. MSPH của các giống sắn BK, KM94 và KM140 đã được tạo thành công với tỉ lệ lần lượt đạt 22,6%, 21,8% và 22,4%.
Nuclear factor-YB là một trong ba tiểu phần cơ bản của nhân tố phiên mã Nuclear factor-Y, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học diễn ra trong tế bào thực vật. Trong nghiên cứu này, một số yếu tố điều hòa cis- đáp ứng hóc môn và đáp ứng bất lợi đã được tìm thấy trên vùng promoter của 17 gen MeNF-YB. Trong đó, vùng promoter của gen MeNF-YB12 và -YB14 đều chứa các yếu tố đáp ứng bất lợi.
Sản xuất ethanol sinh học tại Việt Nam chủ yếu dựa trên nguyên liệu sắn. Nghiên cứu này tiến hành rà soát tác động của việc mở rộng trồng sắn nguyên liệu cho sản xuất ethanol sinh học đến đa dạng sinh học trong cảnh quan. Theo dõi trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 chỉ ra rằng diện tích sắn của Việt Nam đã tăng lên khoảng 71.000 ha.