Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các dòng nấm nội cộng sinh Gigaspora candida - VS10, Entrophospora colombiana - VS7 và Glomites rhyniensis- VS5 đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới cho thấy các chủng nấm nội cộng sinh có hiệu quả tích cực đến sinh trưởng của cây ngô.
Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và mật độ đến năng suất sinh khối của giống ngô sinh khối lai đơn MN-2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên được thực hiện tại Đồng Nai và Đắk Lắk năm 2019 và 2020. Các thí nghiệm được bố trí hai yếu tố kiểu lô phụ (Split – Plot Design) với lô chính là các mức đạm và lô phụ là các mật độ, 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu xác định được phân bón và mật độ thích hợp cho giống ngô sinh khối MN-2 như sau: vụ Hè Thu và Thu Đông (mùa mưa) sử dụng 2500 kg phân vi sinh, 160N-90P2O5-90 K2O (kg/ha) và mật độ 71.428 cây/ha (70 cm x 20 cm); vụ Đông Xuân (mùa khô) sử dụng 2500 kg phân hữu cơ, 200N-90P2O5-90 K2O (kg/ha) và mật độ 79.365 cây/ha (70 cm x 18 cm).
Khả năng kết hợp chung (GCA) về năng suất sinh khối của 12 dòng ngô thuần từ các nguồn vật liệu khác nhau được thực hiện qua phương pháp lai đỉnh (Topcross). Ba cây thử được sử dụng trong thí nghiệm là các dòng thuần LN333, D67 và D133. Thí nghiệm 36 tổ hợp lai đỉnh và tổ hợp lai triển vọng được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) 3 lần lặp lại trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2018 tại Hưng Lộc (Đồng Nai).
Kết quả chọn tạo giống ngô lai cho các vùng trồng ngô chính cả nước được thực hiện từ năm 2009 - 2017 đã xác định giống ngô lai đơn MAX7379 cho năng suất cao và có khả năng thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Giống ngô lai MAX7379 có thời gian sinh trưởng trung bình 100 - 105 ngày ở Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, 114 - 120 ngày ở Tây Nguyên và 103 - 120 ngày ở các tỉnh phía Bắc; chiều cao cây từ 180 - 245 cm, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, rỉ sắt và cháy lá; khả năng chịu hạn và chịu rét tốt, tỷ lệ hạt 78 - 80%, hạt dạng đá màu vàng cam. Giống có tiềm năng năng suất cao từ 6 - 11 tấn/ha.
Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chịu hạn thông qua thí nghiệm gây hạn nhân tạo ở giai đoạn cây con trong điều kiện nhà lưới của 3 dòng ngô mang gen chịu hạn modiCspB ở thế hệ T5 gồm V152-CG, C7N-CG và C436-CG với đối chứng là các dòng nền không chuyển gen tương ứng: V152, C7N và C436. Kết quả cho thấy: Trong cùng một nguồn dòng (giữa dòng chuyển gen và dòng nền tương ứng) không có sự khác nhau về hầu hết các đặc điểm nông sinh học chính ở mức độ tin cậy 95%.
Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chịu hạn thông qua thí nghiệm gây hạn nhân tạo ở giai đoạn cây con trong điều kiện nhà lưới của 3 dòng ngô mang gen chịu hạn modiCspB ở thế hệ T5 gồm V152-CG, C7N-CG và C436-CG với đối chứng là các dòng nền không chuyển gen tương ứng: V152, C7N và C436. Kết quả cho thấy: Trong cùng một nguồn dòng (giữa dòng chuyển gen và dòng nền tương ứng) không có sự khác nhau về hầu hết các đặc điểm nông sinh học chính ở mức độ tin cậy 95%.
Thí nghiệm trồng ngô sinh khối được thực hiện trong 2 vụ trên vùng đất nhiễm phèn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu thí nghiệm là xác định được giống ngô cho năng suất sinh khối đạt hơn 50 tấn/ha để làm thức ăn xanh cho gia súc.
Cây ngô Zea mays L. (họ hoà thảo Poaceae) có diện tích trồng đứng thứ 3 sau lúa mì, lúa nước và sản lượng đứng thứ hai, năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc. Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác.
Trong khoảng thời gian 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) với nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã có một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng cho cây ngô. Giai đoạn từ 1975 đến 1990 các nghiên cứu tập trung vào cải thiện các giống ngô thụ phấn tự do với các giống ngô Thái sớm, Đà Lạt 11, HL24, HL31. Giai đoạn 1990 đến 2000 chủ yếu là các nghiên cứu chọn tạo các giống lai không qui ước, trong đó giống LS8, BL8 đã có đóng góp vào sản xuất ở những năm đó.
Trong vòng 4 năm gần đây, Việt Nam nhập siêu lượng ngô tăng liên tục từ 1,6 triệu tấn (năm 2011) lên đến 2,26 triệu tấn (năm 2013) và đến 15/11/2014 đã nhập 3,875 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu từ 326,3 triệu đô la (năm 2011) và 1.002,1 triệu đô la (năm 2014) (AGROINFO, 2014; Tổng cục Hải quan, 2014) để đáp ứng nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi (6,4-7 triệu tấn/năm, chiếm 90%) (MARD, 2014) vì lượng cung ngô từ sản xuất nội địa không đáp ứng đủ (4,8-5,2 triệu tấn/năm).