Bệnh đốm lá là một loại bệnh hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng do nấm gây ra. Nấm Pilidium là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho thực vật với phổ vật chủ rộng. Chúng có thể tác động trên lá, quả và rễ cây. Việc quản lý các bệnh thực vật và kiểm soát dịch bệnh chưa chặt chẽ dẫn đến việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Do đó, việc xác định được tác nhân gây bệnh và tìm kiếm các chủng đối kháng hướng đến kiểm soát sinh học là xu thế hiện nay trong xây dựng nền nông nghiệp xanh.
Thời gian qua, nhiều loại dịch bệnh hại vật nuôi và cây trồng bùng phát làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Người sản xuất đã sử dụng các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật hữu ích thay thế dần thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hoá học. Xạ khuẩn là thành phần chính của nhiều chế phẩm sinh học, đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh hại cây trồng vì chúng có khả năng sinh các hoạt chất đối kháng tác nhân gây bệnh, chất kích thích sinh trưởng, các enzyme phá huỷ thành tế bào vi sinh vật gây bệnh.
Vàng lá, thối rễ gây ra bởi Fusarium solani, Phytopythium helicoides và Phytophthora citrophthora là một trong những bệnh phổ biến tại các vùng trồng cây ăn quả có múi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này, tổng số 7 chủng nấm mang đặc điểm hình thái đặc trưng của Trichoderma đã được phân lập từ mẫu đất ở vùng trồng cây ăn quả có múi tại tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp. Trong đó, 4 trên tổng số 7 chủng nấm Trichoderma spp. đã thể hiện hoạt tính đối kháng cao với tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ.
Mục đích nghiên cứu này là tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng mạnh với tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây hoa hồng. Từ bộ sưu tập 183 chủng vi sinh vật, 3 chủng đối kháng mạnh nhất được xác định gồm BST, HD-V22, HD-N12 với đường kính vòng đối kháng chủng kiểm định Pseudomonas sp. HDB-V11 lần lượt là 17,4; 17,9 và 18,1 mm và hiệu lực đối kháng chủng kiểm định Colletotrichum sp. HDT-N28 lần lượt là 79,6; 77,7 và 75,85%.
Mục đích nghiên cứu này là tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng mạnh với tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây hoa hồng. Từ bộ sưu tập 183 chủng vi sinh vật, 3 chủng đối kháng mạnh nhất được xác định gồm BST, HD-V22, HD-N12 với đường kính vòng đối kháng chủng kiểm định Pseudomonas sp. HDB-V11 lần lượt là 17,4; 17,9 và 18,1 mm và hiệu lực đối kháng chủng kiểm định Colletotrichum sp. HDT-N28 lần lượt là 79,6; 77,7 và 75,85%. Ba chủng này không đối kháng lẫn nhau và có tiềm năng ứng dụng cao.
Bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabricius [Coleoptera: Chrysomelidae: Alticinae] là sâu hại quan trọng trên các loài rau họ thập tự (Cruciferae. Bọ nhảy trưởng thành gây hại bộ phận trên mặt đất, tạo ra những lỗ thủng trên lá từ giai đoạn cây con cho đến khi thu hoạch (Knodel & Olson, 2002). Trong đó giai đoạn cây con nếu bọ nhảy hại nặng, mật độ bọ nhảy cao, toàn bộ bộ lá sẽ có thể bị cắn trụi, cây con bị chết nếu không được phòng chống kịp thời.
Sắn (Manihot esculenta Crantz), thường được trồng để lấy tinh bột, là nguồn thực phẩm chính cho gần một tỷ dân số ở 105 quốc gia. Cây sắn đứng thứ 3 sau lúa và ngô về nguồn cung cấp hàm lượng carbohydrate cao, và là nguồn nguyên liệu thô phục vụ các ngành công nghiệp chế biến cơ bản (http://www.fao.org/ newsroom/en/news/2008/1000899/index.html).
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là nguồn nguyên liệu quan trọng sử dụng trong sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc, bột ngọt và Ethanol. Trên thế giới đã phát hiện gần 50 loại bệnh trên cây sắn gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm sắn; trong đó, bệnh khảm lá sắn (Cassava mosaic virus disease-CMD) là bệnh hại nguy hiểm. Nếu nhiễm bệnh vào giai đoạn đầu có thể làm giảm đến năng suất đến 90%, thậm chí không cho thu hoạch.
Nghiên cứu nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn Bacillus từ đất trồng Đinh lăng có khả năng đối kháng vi khuẩn Erwinia carotovora gây bệnh thối nhũn. Từ 30 mẫu đất vùng rễ cây Đinh lăng trồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã phân lập được 189 chủng vi khuẩn có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 100oC trong 10 phút. Trong đó đã tuyển chọn được 9 chủng có khả năng đối kháng vi khuẩn Erwinia carotovora M4 gây thối rễ, củ cây Đinh lăng với đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn 16 mm.
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp vì hiệu quả tác động nhanh, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc hóa học lại bộc lộ nhiều yếu điểm như khó phân hủy, để lại nhiều dư lượng trong đất và nông sản gây ảnh hưởng đến môi trường và ngày càng xuất hiện nhiều loài sâu hại kháng thuốc. Vì vậy mà việc nghiên cứu và tìm kiếm các loại thuốc sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho con người và các loại sinh vật khác ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn.