55 chủng vi khuẩn được phân lập từ trong rễ cây lúa trồng ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, 7 chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp IAA được tiến hành nhuộm Gram, quan sát hình thái và kiểm tra một số phản ứng sinh hóa.
Vật liệu nano có kích thước rất nhỏ từ 0.1 đến 100 nm (1nm = 10-9m) được ứng dụng nhiều trong y học, vật lý và hóa học. Faulk và Taylor (1971) lần đầu tiên giới thiệu nano vàng vào nghiên cứu sinh học, và đến nay vật liệu này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sinh hóa, vi sinh, miễn dịch học, tế bào học, sinh lý thực vật, hình thái học, v.v.
Tuổi thọ cành hoa của các giống phụ thuộc vào kiểu di truyền của loài và cá thể. Tuổi thọ của 16 giống khảo sát biến động từ 7,4 đến 24,9 ngày đối với hoa và từ 5,5 đến 31,0 ngày đối với lá. Tuổi thọ hoa trung bình của các giống lai với loài C. megalopetalum là 16,6 ngày và dài hơn tuổi thọ trung bình của các giống lai giữa loài C. uncinatum với C. floriferum (15,5 ngày), với C. sp. Gingin (12,4 ngày) và với Verticordia grandis (11,4 ngày).
Bã khoai mì là một trong những phụ phế phẩm được thải ra được từ các nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì, chứa hàm lượng tinh bột và cellulose cao. Ngoài ra còn có các thành phần khác như protein, pectin, lignin, chất béo, tro và các chất khoáng khác
Kỹ thuật làm im lặng gen trên phân tử RNA (RNA silencing) được xem như một cơ chế tự nhiên có tính chất tự vệ của cây trồng đối với sự xâm nhiễm của virus gây bệnh. Do vậy, có nhiều chiến lược làm im lặng gen (gene silencing strategies) đã được phát triển và khai thác sử dụng trong thực tiễn tạo ra giống cây trồng kháng bệnh virus
Mục tiêu của đề tài là xác định yếu tố hạn chế năng suất bầu và tìm kiếm 1 - 2 gốc ghép họ bầu bí có sự tương thích cao với bầu, có năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu một số sâu bệnh hại chính. Đề tài gồm một cuộc điều tra và haithí nghiệm.
Đề tài gồm có hai phần chính đó là điều tra và bố trí thí nghiệm. Việc điều tra về tình hình sinh trưởng phát triển cây cao su, lấy mẫu đất phân tích được thực hiện ở các điểm có diện tích đất rừng khộp trồng cao su đại diện nhất cho khu vực Tây Nguyên (Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Dak Nông)
Đề tài: “Hoàn thiện quy trình trồng cà chua (Solanum lycopersicum L.) trong nhà màng đạt năng suất cao tại tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 4 năm 2012. Hai thí nghiệm đã được thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình trồng cà chua trong nhà màng đạt năng suất cao tại tỉnh Lâm Đồng.
Bệnh héo rũ vi khuẩn trên cây cà chua, được mô tả đầu tiên bởi Smith (1896) cách nay trên 100 năm, được xếp vào một trong số bệnh nguy hiểm nhất của cây cà chua ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Đề tài nghiên cứu“ Xác định virus thuộc chi Begomovirus gây bệnh vàng xoăn lá trên cây cà chua (Solanum lycopersicum) ở tỉnh Lâm Đồng ” được tiến hành từ tháng 04/2009 đến tháng 12/2010 tại phòng Công nghệ Sinh học của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được loài virus gây bệnh vàng xoăn lá trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng.