Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Điều tra kỹ thuật canh tác bầu và khảo sát ảnh hưởng các gốc ghép họ bầu bí đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây bầu (Lagenaria siceraria (Molina) Standl) (ThS. Lê Thị Huệ, Email: hue.lt@iasvn.org)
Thứ hai, 04-11-2013 | 15:24:57
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tóm Tắt
Đề tài: “Điều tra kỹ thuật canh tác bầu và khảo sát ảnh hưởng các gốc ghép họ bầu bí đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây bầu (Lagenaria siceraria (Molina) Standl) tại huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012. Mục tiêu của đề tài là xác định yếu tố hạn chế năng suất bầu và tìm kiếm 1 - 2 gốc ghép họ bầu bí có sự tương thích cao với bầu, có năng suất cao, phẩm chất tốt và chống chịu một số sâu bệnh hại chính. Đề tài gồm một cuộc điều tra và haithí nghiệm.
Nội dung điều tra kỹ thuật canh tác bầu tại huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo phương pháp điều tra chi tiết với phiếu câu hỏi soạn sẵn. Kết quả điều tra cho thấy qui mô canh tác bầu nhỏ lẻ, diện tích canh tác nông hộ dưới 0,5 ha chiếm 97,5%. Hầu hết các hộ trồng bầu lai F1 chưa biết đến trồng bầu ghép. Lượng phân NPK sử dụng mất cân đối, lượng N (170,7 kg/ha) và P2O5(198,4 kg/ha) quá nhiều trong khi lượng K2O quá ít (125,8 kg/ha) so với khuyến cáo (kg/ha: 141 N + 107 P2O5 + 158 K2O) làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ bệnh héo rũ cao, năng suất bầu trung bình thấp (25,76 tấn/ha), chi phí sản xuất cao (94,5 triệu đồng/ha), trung bình hiệu quả sản xuất rất thấp (11,5 triệu đồng/ha), tỷ suất lợi nhuận trung bình chỉ đạt (0,12 lần).
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của 7 gốc ghép họ bầu bí và 2 ngọn ghép bầu lai F1 đến tỷ lệ cây sống sau ghép” là thí nghiệm 2 yếu tố, được bố trí theo kiểu lô sọc, 4 lần lặp lại. Lô ngang gồm 7 gốc ghép họ bầu bí (bầu B1, bầu B2, bí SG 5.2, bí BMT16, bí Chánh Phong, mướp hương, mướp khía) và lô dọc gồm 2 ngọn ghép bầu lai F1 (ĐTV 6168, Én Vàng 449). Kết quả cho thấy có sự tương tác giữa gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ cây sống sau ghép; sử dụng gốc ghép bầu B2 có tỷ lệ sống cao nhất (95,0%), gốc ghép bí Chánh Phong có tỷ lệ sống thấp nhất (81,9%); nghiệm thức ngọn ghép bầu Én Vàng 449 ghép trên bầu B2 có tỷ lệ cây ghép thành công cao nhất (97,5%).
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của các gốc ghép họ bầu bí đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của bầu trồng ngoài đồng” là thí nghiệm 2 yếu tố, được bố trí theo kiểu lô sọc, 3 lần lặp lại. Lô ngang gồm 5 gốc ghép họ bầu bí (đối chứng không ghép, mướp khía, bầu B2, bầu B1, bí BMT16), lô dọc gồm 2 ngọn ghép bầu lai F1 (ĐTV 6168, Én Vàng 449). Kết quả cho thấy: các gốc ghép có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất, năng suất bầu và tỷ lệ bệnh héo rũ. Gốc ghép bầu B2 và mướp khía cho tỷ lệ cây sống cao nhất (85,0% và 81,7%) đến khi thu hoạch, khác biệt rất có ý nghĩa với đối chứng và các gốc ghép bầu B1, bí BMT 16. Nghiệm thức bầu Én Vàng ghép trên gốc bầu B2 cho năng suất thương phẩm (33,9 tấn/ha), hiệu quả kinh tế (46,154 triệu đồng/ha) và tỷ suất lợi nhuận (0,48) cao nhất, kế đến là nghiệm thức bầu Én Vàng 449 ghép với gốc mướp khía cho năng suất (31,9 tấn/ha) và hiệu quả kinh tế (38,703 triệu đồng/ha), tỷ suất lợi nhuận (0,41).
Qua đó cho thấy gốc ghép bầu B2 và mướp khía tỏ ra là tốt nhất và cần được khuyến cáo làm gốc ghép cho bầu để tiếp tục cho các thí nghiệm trong tương lai. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|