Nghiên cứu được thực hiện tại Tỉnh Ninh Thuận từ tháng 12 năm 2011 đế tháng 6 năm 2012. Các tác nhân trong chuỗi được khảo sát bao gồm 30 hộ chăn nuôi bò, 02 thương lái thu gôm, 02 cơ sở lò giết mổ, 02 người bán sỉ 04 người bán lẻ và 02 người cung cấp thức ăn chăn nuôi. Kế quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự phân bổ giá trị gia tăng thuần tương đối hợp lý giữa các tác nhân khi so sánh sự đóng góp của các tác nhân vào giá trị gia tăng của chuỗi.
Lựa chọn qua kiểu hình thông qua sự đo lường các tính trạng quan tâm (sinh sản, tăng trọng, chất lượng thịt…). Kiểu hình được điều chỉnh theo người chăn nuôi và hiệu quả kinh tế, dựa trên chỉ số ước lượng giá trị chăn nuôi (Estimate Breeding Value-EBVs). EBV giúp ước lượng tính trạng của một cá thể sẽ được thể hiện ở thế hệ con cháu như thế nào
Công nghệ sinh sản trên gia súc đã và đang được áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trên bò sữa, vì khả năng sinh sản ít với khoảng 3-4 bê trong cả cuộc đời, và thường sinh sản kém hơn khi năng suất sữa tăng cao. Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang được khuyến khích phát triển mạnh, hiện có khoảng 227 ngàn con với 125 ngàn bò vắt sữa (10/2014) và được quy hoạch phát triển lên 300 ngàn con vào năm 2020. Sinh sản của bò sữa hiện đang gặp nhiều vấn đề khó khăn với tuổi phối giống lần đầu cao, biến động lớn (16-36 tháng), khoảng cách giữa 2 lứa đẻ kéo dài (14-18 tháng), hệ số phối đậu cao (2,5-3,0 phối giống/thụ thai) và nhiều bệnh sinh sản.
Công tác lai tạo và chọn lọc giống có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giống và giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh các phương pháp chọn giống truyền thống dựa vào gia phả hay kiểu hình, thì việc tìm ra các gen, các vùng gen ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất để hỗ trợ chọn giống được quan tâm nhiều trong những năm gần đây.
Chăn nuôi bò sữa không phải là nghề chăn nuôi truyền thống, nhưng gần đây đóng vai trò quan trọng đối với nông nghiệp do nhu cầu tiêu dùng sữa tăng nhanh, bò sữa cũng như gia súc nhai lại có lợi thế sử dụng hiệu quả các loại thức ăn thô xanh, đặc biệt là các loại phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ, nghèo dinh dưỡng so với động vật dạ dày đơn.
Ảnh hưởng của tương tác giữa kiểu gen và môi trường (G x E) được biểu hiện thông qua khả năng thích ứng kém của các kiểu gen khi các điều kiện môi trường thay đổi (Hugo, 2001).
Khối lượng phối giống và khối lượng đẻ lứa đầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sữa cả đời bò sữa. Tại Úc, tuổi phối giống lần đầu của bò tơ HF là 15 tháng với khối lượng 350 kg và tuổi đẻ lứa đầu lúc 24 tháng với khối lượng 550 kg.