Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 16 | |
Số lượt truy cập : 35709116 | |
Cải thiện tính bền vững: Có thể trồng nấm với việc giảm sử dụng than bùn
Thứ năm, 11-07-2024 | 08:09:03
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Không phải ai cũng biết việc trồng nấm của chúng ta sử dụng rất nhiều than bùn được khai thác từ những vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Trong quá trình canh tác, người trồng nấm phủ lên lớp phân trộn một lớp đất bề mặt chứa thành phần chủ yếu là than bùn để kích thích sự hình thành nấm. “Trong dự án BIOSCHAMP của EU, mà các nhà nghiên cứu từ Đại học & Nghiên cứu Wageningen tham gia, một loại đất bề mặt đã được phát triển để thay thế ít nhất một nửa lượng than bùn, điều này giúp ngành trồng nấm phát triển bền vững hơn”.
Nấm là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong ẩm thực của một số quốc gia như Hà Lan, Ý, Pháp và Trung Quốc: chúng là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều protein và vitamin. Chúng phát triển với tốc độ cực nhanh và cho năng suất cao, cho phép người trồng sản xuất một lượng lương thực đáng kể khi chỉ trong một không gian nhỏ. Jan van der Wolf là nhà nghiên cứu về Vi khuẩn học cho biết: “Nông dân trồng nấm quanh năm trong điều kiện độ ẩm cao và nhiệt độ ôn hòa. Quá trình trồng trọt ổn định nhưng dễ bị nhiễm mầm bệnh. Nấm phát triển trên lớp phân trộn được trộn từ phân chuồng, rơm rạ và vôi bột. Người trồng nấm phủ lên lớp phân trộn bằng lớp đất bề mặt có thành phần chủ yếu là than bùn và lớp xác bã thực vật mục nát hàng thế kỷ. Than bùn giúp giữ độ ẩm trong khoảng thời gian dài và kích thích hình thành quả thể. Than bùn được khai thác từ các cánh đồng ở các nước vùng Baltic, Thụy Điển hoặc Phần Lan. Việc khai thác và vận chuyển than bùn thải ra rất nhiều khí CO2. Hơn nữa, với nguồn than bùn hiện có hạn chế đang trở thành một vấn đề ngày càng nan giải”.
Trong khuôn khổ dự án BIOSCHAMP của Châu Âu, các nhà nghiên cứu đã phát triển các giải pháp thay thế nhưng vẫn mang lại hiệu quả tương đương khi lớp đất bề mặt có thành phần hoàn toàn bằng than bùn và có khả năng kháng bệnh không thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã xây dựng nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu được thực hiện ở WUR từ năm 2016 đến năm 2020 bởi nghiên cứu sinh Tanvi Taparia dưới sự hướng dẫn của Jan van der Wolf cho biết rằng: “Điều này liên quan đến lớp đất phủ bề mặt có chứa cỏ và lớp đất phủ bề mặt có rêu. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu xem có thể thay thế bao nhiêu lượng than bùn. Ông còn giải thích thêm rằng cần phải khai thác ít than bùn hơn nữa để sản sinh ra lớp đất phủ bề mặt mới. Cỏ mọc gần như khắp mọi nơi. Và rêu được biết đến với khả năng giữ nước tốt. Trong quá trình thu hoạch, lượng bào tử sót lại khá nhiều. Điều này cho phép rêu mọc trở lại như cũ ở mức trước thời điểm khai thác trong vòng vài thập kỷ, trong khi than bùn chỉ phát triển 1mm mỗi năm”.
Khả năng kháng bệnh như nhau
Việc sử dụng sợi cỏ hoặc rêu không làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh. Để tìm hiểu thêm về điều này, các nhà nghiên cứu đã bổ sung các loại nấm gây bệnh (nấm mạng nhện, ‘bong bóng ướt’, ‘bong bóng khô’) hoặc vi khuẩn (gây bệnh đốm) vào đất trồng trọt. “Chúng tôi cũng kiểm tra xem kim loại nặng hoặc thuốc trừ sâu có hiện diện trong lớp đất phủ mới hay không. Nồng độ của những chất này được phát hiện là dưới mức tiêu chuẩn cho phép”.
Hiện nay, có năm vườn ươm ở châu Âu, bao gồm một trang trại hữu cơ ở Serbia, đang thử nghiệm xem các giải pháp thay thế có hiệu quả như thế nào trong điều kiện thực tế. Theo Van der Wolf, các kết quả sơ bộ có vẻ đầy hứa hẹn: “Ở đây, năng suất nấm có thể cao tương đương với việc chỉ trồng trên đất than bùn và dường như không có thêm nguy cơ mắc bệnh. Phòng Nghiên cứu Kinh tế của WUR đã tính toán mức độ bền vững cho các lựa chọn thay thế của chúng tôi. Sợi cỏ có thể được thu hoạch và sản xuất tại địa phương vì cỏ mọc khắp nơi. Điều này làm cho sản phẩm trở nên bền vững hơn và có giá cả phải chăng vì hầu như không cần vận chuyển. Khi nông dân sử dụng lớp che phủ mới cho vườn ươm, lượng khí thải CO2 giảm đi, điều này có tác động tích cực đến môi trường”.
Bùi Thị Huyền Nhung theo Đại học Wageningen.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 195 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|