Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Sức khỏe đất là trụ cột quan trọng của môi trường đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng cây trồng, đặc biệt là cây trồng trong nông nghiệp. Đất là ngôi nhà của các hệ sinh thái, nó cung cấp thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu, điều hòa nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh và hấp thụ carbon.
Bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn. Tháng 5/2015, bệnh khảm lá sắn đã được phát hiện tại tỉnh Ratanakiri và KaunMoum của Campuchia, giáp với tỉnh Tây Ninh của Việt Nam (cách biên giới Việt Nam khoảng 40 km).
Ở Việt Nam, sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đang đối mặt với nhiều vấn đề. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam dựa vào nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp. Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam khoảng 28,002 triệu ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 42% (11,673 triệu ha) (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2022), diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52 ha; trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam chỉ là 0,25 ha; thuộc loại thấp nhất trên thế giới.
Phát triển giống lúa kháng đạo ôn là giải pháp tối ưu trong chiến lược ổn định năng suất lúa. Theo phân tích QTL (linkage map), người ta dễ bị nhầm lẫn bởi sự đồng tiến hóa giữa ký chủ và ký sinh trên cơ sở chỉ thị phân tử. Gen kháng R và gen Avr có quá nhiều biến thể mới, tạo ra vùng chồng lấp trên một nhiễm sắc thể (gene cluster). Phương pháp NGS giúp chúng ta phân định rõ gen ứng cử viên, gen đích, với sự trợ giúp của “SNP arrays” và tin sinh học.
Trữ lượng carbon là một yếu tố quan trọng để đánh giá về khả năng giữ carbon và chất lượng của đất. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng cố định carbon hữu cơ trong đất trên một số kiểu canh tác ở vùng đồng lụt ven sông Tiền và sông Hậu và vùng đồng lụt kín của tỉnh Đồng Tháp. Ở hai khu vực này, chọn 10 khu vực nhỏ (1 km × 1 km) để khảo sát các kiểu canh tác và lấy mẫu đất ở tầng 0 - 20 cm và 20 - 50 cm.
Giống nhãn LĐ11 là tổ hợp lai giữa nhãn Tiêu da bò (Dimocarpus longan) và nhãn Xuồng cơm vàng (Euphoria longana) được nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa bỏ quả nhỏ, quả đôi phối hợp phun GA3 trên nền phân bón gốc ở địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy: tỉa để lại 25 quả/chùm cho quả to, đều, đường kính quả đạt 25,5 mm, khối lượng 13,9 g/quả.
Cây sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là cây có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng [2]. Từ năm 2008-2019, diện tích trồng sầu riêng tăng từ 17.500ha lên 58.580,7 ha. Sản lượng sầu riêng cũng tăng mạnh từ 93.000 tấn lên hơn 478.600 tấn [3], tập trung tại các tỉnh phía Nam, trong đó Tiền Giang (13.810,1 ha), Vĩnh Long (3.276,4 ha), Bến Tre (2.494,0 ha), Lâm Đồng (10.089,9 ha), Đắk Lắk (8.967 ha) và Đồng Nai (10.807,5 ha).
Nghiên cứu ảnh hưởng của kali, kẽm, bo đến năng suất lúa trên một số loại đất chính của vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Cửu Long được thực hiện tại Thái Bình, Thanh Hóa, Sóc Trăng và Long An trong 2 năm (2020 - 2021). Các thí nghiệm đồng ruộng chính quy đã được triển khai gồm: phân kali (MOP-KCl), phân kali phối trộn với Zn, B (K_Boozter), kẽm sunfat (ZnSO4 .7H2O), borax (Na2B4O7 .10H2O).
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các dòng nấm nội cộng sinh Gigaspora candida - VS10, Entrophospora colombiana - VS7 và Glomites rhyniensis- VS5 đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới cho thấy các chủng nấm nội cộng sinh có hiệu quả tích cực đến sinh trưởng của cây ngô.
Tuyển chọn giống hồ tiêu có khả năng chịu hạn nhằm giảm lượng nước tưới và kéo dài chu kỳ tưới để thích ứng với biến đổi khí hậu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện trên 5 giống hồ tiêu (DP6, KT2, TS, V13, V15) với 4 công thức tưới nước (CT1: Tưới 1,5 lít/chậu khi độ ẩm đất 28 - 30%; CT2: Tưới 1,1 lít/chậu khi độ ẩm đất 28 - 30%; CT3: Tưới 1,5 lít/chậu khi lá héo; CT4: Tưới 1,1 lít/chậu khi lá héo).