Ngập úng thường gây ra tình trạng thiếu oxy (hypoxia) ở thực vật, gây tổn thương rễ và ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của cây đậu tương. Việc xác định các locus tính trạng số lượng (QTLs) và hiểu được sự di truyền của khả năng chịu ngập sẽ giúp phát triển các giống đậu tương có khả năng chịu ngập.
Việc tăng tỷ lệ di truyền cho các đặc điểm nông học quan trọng thông qua chọn lọc bộ gen đòi hỏi phải phát triển các phương pháp phân tử mới để chạy các đơn nucleotide đa hình trên toàn bộ bộ gen (SNPs). Hạn chế chính của các phương pháp hiện tại là chi phí quá cao để sàng lọc các quần thể chọn giống. Các đầu dò đảo ngược phân tử (MIP) là một phương pháp xác định kiểu gen theo trình tự (GBS) được nhắm mục tiêu có thể được sử dụng cho cây đậu tương [Glycine max (L.) Merr.] vừa tiết kiệm chi phí, thông lượng cao và cung cấp chất lượng dữ liệu cao sàng lọc tế bào mầm của nhà chọn giống để chọn lọc bộ gen.
Nghiên cứu được tiến hành trên cây xoài Cát Hòa Lộc 15 tuổi, mật độ trồng 270 cây/ha, hàng năm xử lý ra hoa bằng tưới Paclobutrazol (PBZ) vào đất với lượng 10 gr hoạt chất/gốc nhằm xác định được ảnh hưởng của biện pháp phân giải PBZ lưu tồn trong đất trồng xoài và lượng bón đạm, lân đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất xoài. Hai thí nghiệm được bố trí và thực hiện từ tháng 10/2019 - 10/2021.
Bacteriocin là các peptide hoặc protein được tổng hợp từ riboxom của vi khuẩn, có khả năng ức chế các vi khuẩn liên quan chặt chẽ hoặc không liên quan với chủng vi khuẩn sản xuất. Với đặc tính có nguồn gốc tự nhiên, đa dạng lớn về cấu trúc, chức năng và bền nhiệt, bacteriocin trở thành một trong những vũ khí giúp chống lại vi sinh vật. Rất nhiều nghiên cứu sử dụng bacteriocin như một chất bảo quản an toàn, có nguồn gốc sinh học trong ngành công nghệ thực phẩm hay như một tác nhân phòng trừ sinh học trong nông nghiệp.
Dân số ngày càng tăng, các hoạt động sinh hoạt của con người đã tạo áp lực cho việc xử lý. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị tăng 10 - 16%, xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học là một trong 3 loại hình công nghệ (chôn lấp, đốt và ủ phân hữu cơ) được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
Thời gian qua, nhiều loại dịch bệnh hại vật nuôi và cây trồng bùng phát làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Người sản xuất đã sử dụng các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật hữu ích thay thế dần thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hoá học. Xạ khuẩn là thành phần chính của nhiều chế phẩm sinh học, đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh hại cây trồng vì chúng có khả năng sinh các hoạt chất đối kháng tác nhân gây bệnh, chất kích thích sinh trưởng, các enzyme phá huỷ thành tế bào vi sinh vật gây bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng suất xà lách xoăn trồng thủy canh. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 6 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức là 4 nồng độ dung dịch dinh dưỡng khác nhau bao gồm: 600, 1.200, 1.800 và 2.400 ppm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ 600 và 1.200 ppm cho năng suất tổng (1,75 và 1,77 kg/m2), năng suất thương phẩm(1,69 và 1,72 kg/m2), khối lượng trung bình cây (23,3 và 23,6 g/cây) đều cao hơn nghiệm thức 1.800 và 2.400 ppm.
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là một loại gia vị đặc trưng tại Phú Quốc với hương vị thơm cay nổi tiếng, nhưng người trồng tiêu đang gặp nhiều trở ngại do hiệu quả sản xuất thấp. Nghiên cứu khảo sát hiện trạng sản xuất hồ tiêu được thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 02/2021 tại Phú Quốc. Áp dụng phương pháp điều tra nông hộ với phiếu soạn sẵn, chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng theo tuổi vườn cây với tổng số 99 hộ trồng tiêu.
Vàng lá, thối rễ gây ra bởi Fusarium solani, Phytopythium helicoides và Phytophthora citrophthora là một trong những bệnh phổ biến tại các vùng trồng cây ăn quả có múi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này, tổng số 7 chủng nấm mang đặc điểm hình thái đặc trưng của Trichoderma đã được phân lập từ mẫu đất ở vùng trồng cây ăn quả có múi tại tỉnh Hậu Giang và Đồng Tháp. Trong đó, 4 trên tổng số 7 chủng nấm Trichoderma spp. đã thể hiện hoạt tính đối kháng cao với tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ.
Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia được xây dựng theo quy định tại Điều 35 của Luật khí tượng thủy văn năm 2015 và nội dung của Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia được quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTNMT. Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ nhất (sau đây gọi tắt là Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia) đã đánh giá khí hậu cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam bao gồm khí hậu trên đất liền và khí hậu vùng biển. Các phương pháp thống kê, phương pháp mô hình toán, phương pháp tổng hợp, kế thừa được sử dụng để xây dựng báo cáo.