Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Phốt pho (P) là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách bình thường. Đất phèn chứa nhiều độc chất Fe và Al gây nên sự cố định P, dẫn đến hiệu quả sử dụng của phân lân thấp. Thí nghiệm trong nhà lưới được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: NT1 (đối chứng), NT2 (30 kg P2O5/ha), NT3 (30 kg P2O5/ha phối trộn DCAP), NT4 (60 kg P2O5/ha) và NT5 (60 kg P2O5/ha phối trộn DCAP).
SOFIX (Soil Fertility Index) là công nghệ đánh giá sức khỏe đất dựa vào mối quan hệ giữa chất hữu cơ của đất và vi sinh vật để tái sử dụng nguồn hữu cơ của địa phương nhằm xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn bền vững, thân thiện với môi trường. SOFIX đánh giá tính chất sinh học, kết hợp với tính chất hóa, lý đất (19 chỉ tiêu), công nghệ mang tính đột phá trong đánh giá và đề xuất biện pháp phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe đất và năng suất cây trồng, giảm phân bón hóa học, tăng tích lũy carbon và giảm phát thải khí nhà kính.
Hệ thống cảm ứng đơn bội trung gian chỉnh sửa bộ gen (HIS) là một chiến lược đầy hứa hẹn để tăng cường hiệu quả chọn giống ở các loại cây họ đậu, đóng vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp bền vững do lợi ích dinh dưỡng và khả năng cố định đạm của chúng. Việc lai tạo cây họ đậu theo phương pháp truyền thống thường chậm và phức tạp do bộ gen của cây họ đậu rất phức tạp và những thách thức liên quan đến nuôi cấy mô.
Trong nghiên cứu này, sự hình thành phôi soma và sự tái sinh của cây sắn ruột vàng Phú Thọ từ đỉnh chồi và mảnh lá non lấy từ cây trồng in vitro đã được kiểm tra. Các thử nghiệm cho thấy, khử trùng mẫu bằng NaOCl 3% trong 15 phút, lặp lại hai lần cho tỷ lệ mẫu sạch cao (77,8%) và tỷ lệ mẫu chết thấp (24,3%). Môi trường phát sinh mô sẹo tốt nhất là MS nền có bổ sung 10 mg/L 2,4-D cho tỷ lệ hình thành mô sẹo cao đạt 79,4% với nuôi cấy mảnh lá và 81,8% với nuôi cấy chồi đỉnh.
Căng thẳng do ngập úng đang là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sản lượng đậu nành toàn cầu [Glycine max (L.) Merr.] vì tần suất và cường độ của lượng mưa cực đoan đang gia tăng do biến đổi khí hậu. Đậu nành rất nhạy cảm với ngập úng và đã quan sát thấy tình trạng mất năng suất đáng kể do một loạt các phản ứng sinh lý tiêu cực do tình trạng thiếu oxy gây ra.
Giá đậu để ăn được đề xuất là nguồn thực vật đầy hứa hẹn của enzyme diamine oxidase (DAO), đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy histamine ở đường ruột và ngăn ngừa sự phát triển của các triệu chứng không dung nạp histamine. Tuy nhiên, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cần thiết cho quá trình nảy mầm của hạt cũng có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nấm men và nấm mốc, có khả năng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng giá đậu.
Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Sức khỏe đất là trụ cột quan trọng của môi trường đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng cây trồng, đặc biệt là cây trồng trong nông nghiệp. Đất là ngôi nhà của các hệ sinh thái, nó cung cấp thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu, điều hòa nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh và hấp thụ carbon.
Bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn. Tháng 5/2015, bệnh khảm lá sắn đã được phát hiện tại tỉnh Ratanakiri và KaunMoum của Campuchia, giáp với tỉnh Tây Ninh của Việt Nam (cách biên giới Việt Nam khoảng 40 km).
Ở Việt Nam, sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đang đối mặt với nhiều vấn đề. Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam dựa vào nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp. Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam khoảng 28,002 triệu ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 42% (11,673 triệu ha) (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2022), diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52 ha; trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam chỉ là 0,25 ha; thuộc loại thấp nhất trên thế giới.
Phát triển giống lúa kháng đạo ôn là giải pháp tối ưu trong chiến lược ổn định năng suất lúa. Theo phân tích QTL (linkage map), người ta dễ bị nhầm lẫn bởi sự đồng tiến hóa giữa ký chủ và ký sinh trên cơ sở chỉ thị phân tử. Gen kháng R và gen Avr có quá nhiều biến thể mới, tạo ra vùng chồng lấp trên một nhiễm sắc thể (gene cluster). Phương pháp NGS giúp chúng ta phân định rõ gen ứng cử viên, gen đích, với sự trợ giúp của “SNP arrays” và tin sinh học.