Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33311534
Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam
Thứ ba, 16-04-2024 | 08:16:07

Hội nghị nhằm tạo ra một diễn đàn để chia sẻ những tiến bộ khoa học mới nhất trong lĩnh vực chỉnh sửa gen trên cây trồng, từ những phát triển công nghệ đột phá đến các giải pháp bền vững nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và môi trường bền vững...

 

Các nhà khoa học thế giới và Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại TP. Quy Nhơn.

Các nhà khoa học thế giới và Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại TP. Quy Nhơn.

 

Trong hai ngày 11 và 12/20224, tại Quy Nhơn, Bình Định, Viện nghiên cứu Cold Spring Harbor Laboratory Hoa Kỳ; Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam); Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức hội nghị “Thành tựu trong Công nghệ Sinh học thực vật – Từ chỉnh sửa gen cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững”.

 

Đây là hội nghị khoa học quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Việt Nam - quy tụ nhiều học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực lai tạo giống cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học.

KẾT NỐI CÁC NHÀ KHOA HỌC THẾ GIỚI VỚI VIỆT NAM

Tại hội nghị, đại diện Viện nghiên cứu Cold Spring Harbor Laboratory Hoa Kỳ, GS David Jackson cho biết mục tiêu của hội nghị lần này nhằm tạo ra một diễn đàn để chia sẻ những tiến bộ khoa học mới nhất trong lĩnh vực chỉnh sửa gen trên cây trồng, từ những phát triển công nghệ đột phá đến các giải pháp bền vững nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và môi trường bền vững.

 

Hội nghị cũng là cơ hội chia sẻ thông tin và kết nối các các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp.

 

Giáo sư David Jackson: "Hội nghị là cơ hội chia sẻ những tiến bộ khoa học mới nhất trong lĩnh vực chỉnh sửa gen trên cây trồng".

Giáo sư David Jackson: "Hội nghị là cơ hội chia sẻ những tiến bộ khoa học mới nhất trong lĩnh vực chỉnh sửa gen trên cây trồng".


Thông tin về Viện Nghiên cứu Cold Spring Harbor Laboratory Hoa Kỳ, GS David Jackson cho biết Viện được xếp hạng số 1 thế giới về nghiên cứu sinh học cơ bản và sinh học phân tử, và đây cũng là ngôi nhà của 8 nhà khoa học đoạt giải Nobel, trong đó nổi bật nhất là Giáo sư James Watson (Nobel 1962), cựu Viện trưởng -người cùng với Francis Crick phát hiện ra cấu trúc phân tử của DNA (gen), đặt nền móng cho nền sinh học hiện đại. Cũng tại Viện này, Nữ giáo sư Barbara McClintock đã phát hiện ra transposon (gen nhảy), được trao giải Nobel vào năm1983.

 

GS David Jackson cảm ơn Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam đã có những kết nối các nhà khoa học thế giới với Việt Nam. Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam được thành lập bởi Giáo sư Trần Thanh Vân năm 1993, trong hơn 30 năm qua, đã xây dựng mạng lưới hợp tác nghiên cứu khoa học và kết nối khắp thế giới.

 

Tại hội nghị này đã có gần 20 bài trình bày được chia thành 4 phiên với các diễn giả đến từ nhiều quốc gia như như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines… và Việt Nam.

 

Các bài trình bày đã giải thích cụ thể hơn về bản chất khoa học cũng như cơ chế chỉnh sửa gen trên thực vật cùng những nghiên cứu mới nhất trên những cây trồng quan trọng như lúa gạo, đậu tương, cà chua, mía đường… Các diễn giả cũng đặc biệt nhấn mạnh những tính trạng nổi bật mà công nghệ chỉnh sửa gen có thể tạo ra cho cây trồng đó là cải thiện chất lượng và nâng cao khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận.

 

Các nhà khoa học trong một phiên tọa đàm tại hội nghị

Các nhà khoa học trong một phiên tọa đàm tại hội nghị


TS Đỗ Tiến Phát, Trưởng Phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự khi có được sự tham gia của những diễn giả đáng kính, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu chỉnh sửa gen trên toàn cầu. Những hiểu biết sâu sắc của họ sẽ giúp những người tham dự hội thảo có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về tiềm năng nghiên cứu chỉnh sửa bộ gen trên thực vật và những giá trị mà công nghệ này mang lại trong thực tế ngành nông nghiệp và tầm nhìn phát triển bền vững”.

 

TS Phát cho biết Viện Công nghệ sinh học Việt Nam là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận, phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen và ứng dụng thành công trong các hướng nghiên cứu cơ bản cũng như cải tạo giống cây trồng. Trong thời gian vừa qua, Viện đã nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành công hệ thống chỉnh sửa gen trên nhiều đối tượng cây trồng quan trọng như lúa, đậu tương, cà chua, dưa chuột, đu đủ…

 

"Các kết quả nghiên cứu của đơn vị đã được đăng trên nhiều tạp chí quốc tế uy tín trên thế giới trong những năm gần đây. Các sản phẩm nghiên cứu về chỉnh sửa gen của đơn vị cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện và hướng tới ứng dụng sản xuất”, TS Phát thông tin.

CẦN HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO CÂY TRỒNG CHỈNH SỬA GEN

Tại hội nghị, GS Phạm Văn Toản, Phó Giám Đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho biết Việt Nam đã hoàn tất các định hướng và cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học – coi đây là một giải pháp quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tuy vậy cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể cho việc đánh giá và quản lý cây trồng chỉnh sửa gen.

 

Giáo sư Phạm Văn Toản: "Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể cho việc đánh giá và quản lý cây trồng chỉnh sửa gen".

Giáo sư Phạm Văn Toản: "Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn pháp lý cụ thể cho việc đánh giá và quản lý cây trồng chỉnh sửa gen".


“Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã có ​​những tiến bộ vượt bậc giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bộ gen thực vật và đưa ra các giải pháp đổi mới cây trồng để góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu. Trong số các công nghệ đó, chỉnh sửa gen là một công cụ nổi bật khi đã cho phép các nhà khoa học và lai tạo giống cây trồng tạo ra những tính trạng cải tiến một cách chính xác, hiệu quả và nhanh chóng hơn bao giờ hết”, Giáo sư Phạm Văn Toản nhấn mạnh.

 
   

"Từ những năm 1980 đến nay, nhờ những thành tựu về khoa học giống cây trồng, năng suất nông nghiệp của Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp đáng kể vào an ninh lương thực quốc gia và nâng cao vị thế cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường quốc tế".

GS Phạm Văn Toản, Phó Giám Đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh chia sẻ những thông tin khoa học, hội nghị cũng có một phiên riêng để cập nhật về quy định pháp lý và cách thức tiếp cận trong việc quản lý cây trồng chỉnh sửa gen trên thế giới hiện nay. Cập nhật từ các báo cáo cho thấy đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới hoàn thiện hướng dẫn pháp lý đối với cây trồng chỉnh sửa gen; trong đó các quốc gia Châu Mỹ, Úc là những nước đi đầu.

 

Châu Á được xem là khu vực đi sau nhưng lại là nơi có tốc độ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen tăng trưởng vượt bậc trong những năm trở lại đây, bằng chứng là số lượng các nghiên cứu của Châu Á và đặc biệt tại Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới. Do đó, rất nhiều nước Châu Á hiện nay đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng này.

 

Xu hướng chung trong những hướng dẫn pháp lý của các quốc gia thuộc Châu Mỹ và Châu Á là cởi mở và có tính dự báo để thích ứng với tốc độ phát triển công nghệ mới; đồng thời cần dựa trên đánh giá khoa học để đảm bảo an toàn cho con người, vật nuôi và môi trường. Các quốc gia này đều đưa ra những khái niệm và phân loại cụ thể đối với các loại cây trồng chỉnh sửa gen. Theo đó, nếu cây trồng chỉnh sửa gen cuối không chứa DNA (gen) ngoại lai thì sẽ được xem xét đánh giá và quản lý như cây trồng truyền thống.

 

Mặc dù không phải châu lục có các chính sách ban đầu cởi mở với cây trồng chỉnh sửa gen, tuy nhiên Ủy Ban Châu Âu hiện đang đề xuất thay đổi chính sách quản lý theo xu hướng chung. Một số nước quốc gia tại Châu Phi cũng đã hoàn thiện hướng dẫn pháp lý hoặc đang đệ trình đề xuất quản lý pháp lý đối với cây trồng chỉnh sửa gen.

 

Chu Khôi - VnEconomy

 

Trở lại      In      Số lần xem: 72

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD