Sắt khi để bên ngoài thường có hiện tượng bị rỉ sét, điều này không chỉ xảy ra khi tiếp xúc với oxy và nước. Một số vi khuẩn cũng có khả năng phân hủy kỵ khí sắt thông qua 1 quá trình được gọi là ăn mòn điện sinh học. Theo báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu trên tạp chí Angewandte Chemie, vi khuẩn Geobacter sulfurreducens được tìm thấy trong trầm tích có khả năng sử dụng các sợi protein của chúng dẫn điện cho mục đích này. Chúng tạo ra magnetite (Fe3O4) từ sắt, thúc đẩy sự ăn mòn của sắt.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ba công nghệ nền tảng chủ đạo (tự động hóa, internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo) đã và đang tạo ra nhiều thách thức cho nguồn nhân lực, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Điều này đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực phải bắt kịp với xu thế phát triển của ngành công nghệ để đáp ứng sự thay đổi mạnh mẽ về phân bổ nguồn lực sản xuất, cách thức sản xuất, quản lý và tiêu dùng.
Tiến bộ của Công nghệ Internet vạn vật (IoT) đã giúp giảm rủi ro nhiễm khuẩn trong quá trình trồng nấm mối đen, mang lại năng suất cao cho các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Một doanh nghiệp trại nấm đã hợp tác với các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu kỹ thuật để ứng dụng IoT, giúp họ chủ động theo dõi và kiểm soát các chỉ số môi trường, từ đó giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn và tăng hiệu suất trong quá trình trồng.
Bộ Nội vụ vừa ra Quyết định cho phép thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam.Ngày 28/11, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng ký Quyết định số 959 về việc cho phép thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ ngành có liên quan đến lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo quy định pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11/2023 ước đem về 4,79 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng 10/2023 và tăng 13% so với tháng 11/2022. Trong đó, tất cả các nhóm hàng đều tăng so với tháng 11/2022. Cụ thể, nông sản 2,49 tỷ USD, tăng 24,7%; chăn nuôi 41 triệu USD, tăng 9,7%; lâm sản 1,29 tỷ USD, tăng 2,8%; thủy sản 800 triệu USD, tăng 1,4%; đầu vào sản xuất 168 triệu USD, tăng 4,9%.
Gần 20 năm áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng các tổ chức KH&CN công lập ở Việt Nam dường như vẫn còn lúng túng, chưa thể vượt qua được những rào cản như kỳ vọng của các nhà quản lý. Điều gì khiến chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống? Liệu có phải cơ chế ấy vẫn còn chưa đủ để các tổ chức này vượt qua các rào cản hay còn do nguyên nhân nào khác?
rong những năm sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã phải trải qua một số nạn đói quy mô nhỏ và phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài – điều mà Swaminathan và những người khác gọi là “cuộc sống tàu tới mới có ăn”. Mankombu Sambasivan Swaminathan sinh ra ở bang Kumbakonam, Madras (ngày nay là Tamil Nadu) ở miền Nam Ấn Độ vào ngày 7/8/1925. Năm 18 tuổi, khi đang là sinh viên trường đại học Maharaja, MS Swaminathan đã tận mắt chứng kiến nạn đói tàn khốc ở Bengal, Ấn Độ năm 1942-1943.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sản xuất nông nghiệp tháng 11/2023 tập trung chủ yếu vào hoàn tất thu hoạch lúa mùa trên cả nước, gieo trồng cây màu vụ đông tại các địa phương phía Bắc và thu hoạch lúa thu đông ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến trung tuần tháng 11/2023, cả nước thu hoạch được 1.385,8 nghìn ha lúa mùa, chiếm 89,7% diện tích gieo cấy và bằng 103,5% cùng kỳ năm trước.
Thiếu một đội ngũ công chức tài giỏi, đất nước khó lòng phát triển. Nên vấn đề làm sao tuyển chọn và giữ chân được người tài trong khu vực công vẫn là câu hỏi trở đi trở lại từ nhiều năm nay của các nhà quản lý. Tiếp nối các đề án thu hút nhân tài trước đây, vừa qua, Chính phủ tiếp tục ban hành Chiến lược Quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với cách “khoanh vùng” tìm kiếm nhân tài rất rộng, với định hướng tập trung thu hút bốn nhóm
Festival Lúa gạo Việt Nam 2023 sẽ được tổ chức tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, từ ngày 11 đến này 15/12/2023…Đây là sự kiện chào mừng xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục mới, với 7,1 triệu tấn gạo và 4 tỷ USD sau 10 tháng. Với kết quả này, dự kiến cả năm 2023, xuất khẩu gạo sẽ chạm mốc 8 triệu tấn và kim ngạch đạt 4,5-4,8 tỷ USD...