Nguyên tắc sức khỏe: Nông nghiệp hữu cơ duy trì sự bền vững và tăng cường sức khỏe của đất, thực, động vật, con người và hành tinh như một thể không tách rời. Nguyên tắc sinh thái: Nông nghiệp hữu cơ dựa vào sức sống và chu kỳ của hệ sinh thái; nó hoạt động, mô phỏng và giúp cải thiện hệ sinh thái. Nguyên tắc công bằng: Nông nghiệp hữu cơ được xây dựng trên những mối quan hệ bảo đảm sự công bằng và quan tâm tới môi trường chung cũng như các cơ hội trong cuộc sống.
Hữu cơ 1.0:
Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất mà quản lý trang trại và môi trường trong trang trại như một hệ thống đơn lẻ. Nó sử dụng cả kiến thức khoa học và truyền thống để làm tăng sức mạnh cho hệ sinh thái nông nghiệp. Trang trại hữu cơ chú trọng vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng và việc quản lý hệ sinh thái hơn là những đầu tư từ bên ngoài như phân khoáng và các hoá chất nông nghiệp.
Mặc dù thương mại toàn cầu đang bị suy thoái: Khu vực hữu cơ tiếp tục tăng trưởng và làm tốt hơn hầu hết các lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp khác; thông tin thị trường từ hầu hết các nước trên thế giới đang chỉ ra xu thế nhất quán của ngành công nghiệp tăng trưởng và năng động; khu vực hữu cơ được xác nhận đạt giá trị hơn 62,9 tỷUSD trên toàn cầu năm 2011.
Trên quan điểm so sánh những ưu và nhược điểm của nền nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp hóa học để có cách lựa chọn nên ưu tiên loại hình nào cho phù hợp với thực trạng một nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Tác giả cho rằng nông nghiệp hữu cơ thực chất là cốt lõi của nền nông nghiệp truyền thống nhưng có hỗ trợ của các yếu tố kỹ thuật tiên tiến của nhiều ngành khoa học nên có tiến bộ hơn nền nông nghiệp truyền thống. Kể từ khi xuất hiện mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ vào năm 1940, cho đến nay về diện tích mới chỉ đạt được khoảng 1-2% tổng số diện tích canh tác của toàn thế giới và cũng mới cung cấp cho khách hàng khoảng 1% sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác đã gây nên sự chú ý ngày càng tăng ở nhiều quốc gia trong 2 thập kỷ qua, nhất là các nước phát triển, khi mà áp lực về lương thực giảm đi, song áp lực về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môi trường lại tăng lên. Nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại dương đã khuyến khích nông dân áp dụng nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia khác, nông nghiệp hữu cơ là câu chuyện còn rất mới mẻ, khái niệm về loại hình canh tác này được hiểu rất khác nhau.
Chăn nuôi hữu cơ có nghĩa là động vật có quyền đi lại tự do và không bị hạn chế vào đồng cỏ cũng như các hoạt động ngoài trời và chỉ được cho ăn thức ăn hữu cơ. Sản xuất thực phẩm thịt hữu cơ phải đảm bảo chế biến tự nhiên, lượng vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng được giữ lại tối đa.
Tiêu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn giữ vững được vị trí số một thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu. Trong số các mặt hàng nông sản chủ lực thì hạt tiêu là nhóm hàng dẫn đầu về tốc độ tăng lượng xuất khẩu cao nhất trong vòng 5 năm gần đây (cao gấp 1,6 lần so với năm 2013). Hiện nay, hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt ở hơn 100 thị trường trên thế giới. Mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam tăng cao ở hầu hết các thị trường chủ lực.
Trước nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng nông sản, nhiều mô hình sản xuất hữu cơ đã hình thành, là một cơ hội đầu tư khởi nghiệp mới cho nhiều doanh nghiệp, tuy rằng trước mắt phải vượt qua nhiều thách thức. Xoài cũng la một mặt hàng quan trọng cần thay đổi cách sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm tăng giá trị hàng hóa và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.