Nghiên cứu được tiến hành trên cây xoài Cát Hòa Lộc 15 tuổi, mật độ trồng 270 cây/ha, hàng năm xử lý ra hoa bằng tưới Paclobutrazol (PBZ) vào đất với lượng 10 gr hoạt chất/gốc nhằm xác định được ảnh hưởng của biện pháp phân giải PBZ lưu tồn trong đất trồng xoài và lượng bón đạm, lân đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất xoài. Hai thí nghiệm được bố trí và thực hiện từ tháng 10/2019 - 10/2021.
Bacteriocin là các peptide hoặc protein được tổng hợp từ riboxom của vi khuẩn, có khả năng ức chế các vi khuẩn liên quan chặt chẽ hoặc không liên quan với chủng vi khuẩn sản xuất. Với đặc tính có nguồn gốc tự nhiên, đa dạng lớn về cấu trúc, chức năng và bền nhiệt, bacteriocin trở thành một trong những vũ khí giúp chống lại vi sinh vật. Rất nhiều nghiên cứu sử dụng bacteriocin như một chất bảo quản an toàn, có nguồn gốc sinh học trong ngành công nghệ thực phẩm hay như một tác nhân phòng trừ sinh học trong nông nghiệp.
Dân số ngày càng tăng, các hoạt động sinh hoạt của con người đã tạo áp lực cho việc xử lý. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị tăng 10 - 16%, xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học là một trong 3 loại hình công nghệ (chôn lấp, đốt và ủ phân hữu cơ) được áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nồng độ dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng suất xà lách xoăn trồng thủy canh. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 6 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức là 4 nồng độ dung dịch dinh dưỡng khác nhau bao gồm: 600, 1.200, 1.800 và 2.400 ppm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ 600 và 1.200 ppm cho năng suất tổng (1,75 và 1,77 kg/m2), năng suất thương phẩm(1,69 và 1,72 kg/m2), khối lượng trung bình cây (23,3 và 23,6 g/cây) đều cao hơn nghiệm thức 1.800 và 2.400 ppm.
Nghiên cứu ảnh hưởng phân kali đến màu sắc và phẩm chất quả thanh long được thực hiện tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang trong thời gian 2019 - 2020 trên giống thanh long Ruột trắng 5 năm tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 8 nghiệm thức, 3 lần lập lại. Các nghiệm thức bao gồm bón K2O với liều lượng 0 g, 250 g, 500 g, 750 g (K2O/trụ/năm) và bón K2O liều lượng 0 g, 250 g, 500 g, 750 g (K2O/trụ/năm) kết hợp với phun 1% KNO3 lên quả vào giai đoạn 7 ngày và 15 ngày sau khi đậu quả.
Vi sinh vật nội sinh đóng vai trò quan trọng giúp cây lấy dinh dưỡng từ môi trường, cố định dinh dưỡng từ hoạt động cộng sinh và sản xuất các chất kích thích sinh trưởng thực vật. Nghiên cứu được tiến hành với mục đích tuyển chọn và đánh giá khả năng tổng hợp IAA, phân giải phosphate khó tan, và sinh siderophore của một số chủng vi khuẩn nội sinh phân lập từ rễ cây sú được thu thập tại cồn Lu, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Kết quả đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn nội sinh ký hiệu từ RS4 - RS10, có khả năng sinh IAA với hàm lượng từ 3,01 đến 47,20 µg/mL.
Nghiên cứu nhằm ước lượng hàm lượng lân (P) hữu dụng và đạm (N) tổng số trong một số nhóm đất chính trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dựa vào hàm lượng các bon hữu cơ (OC) có trong đất. Nghiên cứu được thực hiện trên ba nhóm đất, bao gồm phèn, phù sa và nhiễm mặn đang canh tác lúa ở vùng ĐBSCL. Thời gian thu mẫu và phân tích được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. Mỗi nhóm đất thu 40 mẫu ở độ sâu 0 - 20 cm. Kết quả cho thấy, dựa vào OC có trong đất có thể xác định được hàm lượng P hữu dụng và N tổng số trong đất.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam (DHNTB) có khoảng 339.000 ha đất cát với đặc thù hàm lượng sét thấp, CEC thấp, độ chua cao, hợp chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước và giữ phân kém, nghèo kiệt dinh dưỡng nên năng suất cây trồng rất thấp. Các nghiên cứu của dự án ACIAR ở vùng này đã xác định, đất cát vùng DHNTB bị thiếu hụt một số loại dinh dưỡng điển hình như đa lượng, trung lượng (K, S) và vi lượng (B, Cu). Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, thì cần bón bổ sung 90 kg K/ha, 30 kg S/ha, 0,25 kg B/ha và 2,5 kg Cu/ha.
Chất kích thích sinh học thực vật là sản phẩm đặc biệt được sử dụng để tăng sản lượng cây trồng và đang nhanh chóng trở nên phổ biến trên thị trường hạt giống nông nghiệp và hóa chất. Không giống như các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng truyền thống, chẳng hạn như phân bón hoặc thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh học đặc biệt ở chỗ là sản phẩm duy nhất có thể có nhiều cách để ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng dựa trên cả thời điểm và nơi áp dụng. Tổng quan này trình bày tóm tắt về hiện trạng và mô tả về các chất kích thích sinh học thực vật với các tài liệu hiện có về việc sử dụng chúng trong sản xuất cây trồng theo hàng như ngô (Zea mays L.), đậu tương (Glycine max (L.) Merr.), lúa mì (Triticum aestivum) và các loài cây trồng chính khác.
Nghiên cứu nhằm tuyển chọn bộ chủng giống vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo, lân và protein để xử lý bùn thải ao nuôi cá tra làm phân bón hữu cơ. Từ 23 chủng vi sinh vật phân lập từ các mẫu bùn thải ao nuôi cá tra đã tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn, bao gồm chủng X7KN, Pi71.3 và PO3. Chủng X7KN có khả năng phân giải xenlulo, đường kính vòng phân giải 4,8 cm sau 20 giờ nuôi cấy, hoạt tính xenlulasa đạt 15,4 u/ml. Chủng Pi71.3 phân giải lân khó tan, đường kính vòng phân giải lân đạt 2,2 cm, lượng lân dễ tiêu tăng lên 4,5 lần so với đối chứng sau 5 ngày nuôi cấy.