Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33337233
Ảnh hưởng của biện pháp phân giải Paclobutrazol lưu tồn trong đất và lượng bón đạm, lân đến năng suất, phẩm chất xoài Cát Hòa Lộc, tỉnh Tiền Giang
Thứ bảy, 18-02-2023 | 08:32:10

Nguyễn Ngọc Thành(1), Nguyễn Văn Vượng(2), Hà Chí Trực (3)

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên cây xoài Cát Hòa Lộc 15 tuổi, mật độ trồng 270 cây/ha, hàng năm xử lý ra hoa bằng tưới Paclobutrazol (PBZ) vào đất với lượng 10 gr hoạt chất/gốc nhằm xác định được ảnh hưởng của biện pháp phân giải PBZ lưu tồn trong đất trồng xoài và lượng bón đạm, lân đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất xoài. Hai thí nghiệm được bố trí và thực hiện từ tháng 10/2019 - 10/2021. Thí nghiệm 1 nhân tố được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 4 nghiệm thức (NT), 3 lần lặp lại, mỗi NT 9 cây, tổng số cây thí nghiệm 36 cây. Thời gian thí nghiệm từ 1/10/2019 - 1/7/2020. Thí nghiệm 2 gồm 8 nghiệm thức, bố trí theo kiểu ô lớn - ô nhỏ với 2 lượng bón đạm (yếu tố ô lớn): N1 - 1,0 kg N/cây và N2 - 1,2 kg N/cây và 4 lượng bón lân (yếu tố ô nhỏ): P1- 0,6 kg P2O5/cây, P2 - 0,8 kg P2O5/cây, P3 - 1,0 kg P2O5/cây và P4 - 1,2 kg P2O5/cây. Kết quả thu được cho thấy: (1) Sử dụng các loại phân bón có chứa hữu cơ kết hợp với vôi đã tăng cường hoạt động của vi sinh vật đất và nhờ đó đã phân giải được Paclobutrazol lưu tồn trong đất. Đặc biệt khi sử dụng các loại phân bón có chứa vi sinh vật, mức độ phân giải Paclobutrazol càng tăng và theo thứ tự như sau: Chế phẩm vi sinh vật tự ủ (phân giải 99,77% trong vòng 9 tháng) > phân bón hữu cơ vi sinh BIMIX (96,95%) > phân bò hoai (83,44%). Đồng thời đã làm tăng phát triển của bộ rễ cả theo chiều ngang lẫn chiều sâu cũng như khối lượng rễ và làm tăng năng suất xoài ở mức có ý nghĩa (29,78 tấn/ha khi bón phân bón hữu cơ vi sinh BIMIX và 31,30 tấn/ha khi bón chế phẩm vi sinh vật tự ủ); (2) Lượng bón đạm, lân tạo ra sự khác biệt về số chùm quả/cây, kích thước quả, khối lượng quả; cho năng suất quả thực thu đạt cao nhất 39,96 tấn/ha ở nghiệm thức N2P4 (bón 1,2 kg N +1,2 kg P2O5/cây) trên nền bón 50 kg phân bò hoai + 1,1 kg vôi + 1,0 kg K2O/cây; cho lãi thuần cao hơn đối chứng 1.341,60 triệu đồng/ha, có tỷ lệ lãi thuần cao hơn đối chứng 61,02%.

 

Từ khóa: Xoài Cát Hòa Lộc, Paclobutrazol, Chế phẩm vi sinh, Năng suất, Phẩm chất

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1.Học viên cao học khóa 4, ngành Khoa học cây trồng, Trường ĐH Nông Lâm Bắc Giang

2. Khoa nông học – ĐH Nông Lâm Bắc Giang

3. Trường cao đẳng Nông nghiệp Nam bộ

Trích TC  NN&PTNT năm 2022.

Trở lại      Tải file      In      Số lần xem: 345

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Ước lượng hàm lượng lân hữu dụng và đạm tổng số dựa vào hàm lượng các bon hữu cơ trong đất ( Thứ năm, 16/12/2021 )
  • Quản lý tổng hợp nguồn đất, nước và dinh dưỡng cho sản xuất cây trồng trên đất cát vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ ( Thứ ba, 30/11/2021 )
  • Sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Hiện trạng cung ứng và xuất nhập khẩu phân bón ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Hiện trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phân bón ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Nghiên cứu phát triển phân bón vi sinh vật ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuât chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ vi sinh ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Sản xuất và tiêu thụ phân bón thế giới ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Đánh giá sự biến động đất mặn và đất phèn vùng ĐBSCL sau 30 năm sử dụng ( Thứ bảy, 28/12/2013 )
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân với kỹ thuật Polymer ( Chủ nhật, 05/01/2014 )
  • Sử dụng phân bón và sự phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp/ruộng lúa ( Chủ nhật, 05/01/2014 )
  • Phân loại phế phụ phẩm được sử dụng để làm phân bón hữu cơ ( Thứ hai, 06/01/2014 )
  • Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ ( Thứ sáu, 10/01/2014 )
  • Đánh giá hiện trạng hiệu quả sử dụng phân bón và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón cho cây trồng ở Việt Nam đến năm 2020 ( Thứ ba, 21/01/2014 )
  • Hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng qua các thời kỳ ở Việt Nam ( Thứ tư, 22/01/2014 )
  • Biến động một số tính chất đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ( Thứ sáu, 24/01/2014 )
  • Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ đa lượng cho cà phê ở Tây Nguyên ( Thứ tư, 29/01/2014 )
  • Nghiên cứu bón phân cho cây điều ghép ( Thứ năm, 30/01/2014 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD