Thực tế cho thấy phần lớn cây điều được trồng ở những vùng đất xấu: đất xám bạc màu, đất bị laterit hóa, đất cát ven biển, hơn nữa nông dân trồng điều thường nghèo nên việc bón phân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây điều không được đầu tư đúng mức.
Cà phê là cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng cao, kết quả nghiên cứu của Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên cho thấy tích lũy dinh dưỡng đa, trung lượng của cây cà phê vối cao nhất là đạm, tiếp đến là kali, canxi, magie, lân, lưu huỳnh. Trong một tấn cà phê nhân co chứa từ 35-40 kg N; 6-8 kg P2O5; 40-45 kg K2O.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là những vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa. Tính chung cả hai vùng, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 68% và sản lượng chiếm trên 70% so với cả nước, riêng ĐBSCL còn là nơi sản xuất 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Theo Cẩm nang Sử dụng đất nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009) và số liệu của Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn): Diện tích đất trồng lúa ở cả hai vùng giảm đi nhưng diện tích gieo trồng lại tăng lên do hệ số sử dụng đất tăng, từ 1,49 (năm 1990) lên 1,92 (2007). Năng suất lúa tăng từ 35,7 tạ/ha (1990) lên 55,3 tạ/ha (2011).
Phân bón có vai trò quan trọng trong tăng năng suất cây trồng. Tổng sản lượng nông sản tăng lên nhờ phân bón tại Việt Nam ước tính khoảng 35-40%, tại Trung Quốc khoảng 32% và trên toàn thế giới khoảng 50%. Đánh giá tổng quan hiệu quả sử dụng phân bón qua các thời kỳ để từ đó có thể định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn môi trường.
Trong hơn 20 năm thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt, từ nền nông nghiệp tự cấp tự túc đã nhanh chóng chuyển thành nền nông nghiệp hàng hoá: hàng hoá đa dạng có năng suất, chất lượng nông sản ngày càng tăng
Bài viết giới thiệu một số phương pháp sản xuất, chế biến một số chủng loại phân bón hữu cơ có chất lượng cao, sử dụng nguyên liệu của địa phương do công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì và thực hiện. Với các loại rau ăn lá có thời gian sinh trưởng ngắn, sử dụng 20-30 tấn phân hữu cơ được chế biến cẩn thận đều có thể thay thế được phân hóa học ngay trong vụ đầu sản xuất trên nền đất xám những năm trước có sử dụng phân khoáng.
Để phục vụ cho công tác khuyến nông bài viết này đề cập đến một số nội dung liên quan đến cơ sở khoa học để phân loại phế phụ phẩm được sử dụng để làm phân bón hữu cơ. Nội dung của bài viết gồm có 5 phần chính, đó là: i) phế phụ phẩm từ ngành trồng trọt; ii) phế phụ phẩm từ ngành chăn nuôi; iii) phế phụ phẩm từ ngành thủy sản; iv) phế phụ phẩm từ sinh hoạt cộng đồng; v) nguyên tắc chung trong sử dụng phân bón hữu cơ.
Nồng độ khí nhà kính (CO2, CH4 và N2O và Halocarbons) đã tăng lên kể từ trước cách mạng công nghiệp do hoạt động của con người. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng từ 280 ppm vào năm 1750 lên 379 ppm năm 2005, và nồng độ N2O tăng từ 270 ppb đến 319 ppb trong cùng thời gian, còn khí CH4 trong năm 2005 rất nhiều, vào khoảng 1774 ppb, tăng hơn gấp đôi nồng độ của nó ở thời kỳ tiền công nghiệp là 750 ppb.
Tiểu môi trường xung quanh hạt phân lân hoặc trong dung dịch phân lân là đối tượng của rất nhiều phản ứng chính và phụ có thể xảy ra, ảnh hưởng mạnh đến lượng lân hữu hiệu. Tác động thúc đẩy hoặc làm chậm lại các phản ứng này là phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân ở dạng rắn cũng như dạng lỏng, cải thiện năng suất và hiệu quả kinh tế đồng thời có ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
Đánh giá sự biến động của đất phèn giữa hai thời kỳ (TK) 1975 và 2005. Bản đồ đất mặn, đất phèn TK1975 được số hóa từ các bản đồ đất cũ (xây dựng vào những năm 70 của thế kỷtrước). Bản đồ đất mặn, đất phèn TK 2005 được xây dựng trong giai đoạn 2006 - 2009, bằng cách lấy mẫu bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất TK1975. Phẫu diện đất được lấy theo hình “rẻ quạt”, lấy dày lên từ tâm ranh giới đất phèn ra phía ngoài ranh giới các loại đất khác.