Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  34712314

Thứ năm, 23-06-2022 | 08:23:07

Nghiên cứu ảnh hưởng phân kali đến màu sắc và phẩm chất quả thanh long được thực hiện tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang trong thời gian 2019 - 2020 trên giống thanh long Ruột trắng 5 năm tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên 8 nghiệm thức, 3 lần lập lại. Các nghiệm thức bao gồm bón K2O với liều lượng 0 g, 250 g, 500 g, 750 g (K2O/trụ/năm) và bón K2O liều lượng 0 g, 250 g, 500 g, 750 g (K2O/trụ/năm) kết hợp với phun 1% KNO3 lên quả vào giai đoạn 7 ngày và 15 ngày sau khi đậu quả.

Thứ năm, 10-02-2022 | 07:04:20

Vi sinh vật nội sinh đóng vai trò quan trọng giúp cây lấy dinh dưỡng từ môi trường, cố định dinh dưỡng từ hoạt động cộng sinh và sản xuất các chất kích thích sinh trưởng thực vật. Nghiên cứu được tiến hành với mục đích tuyển chọn và đánh giá khả năng tổng hợp IAA, phân giải phosphate khó tan, và sinh siderophore của một số chủng vi khuẩn nội sinh phân lập từ rễ cây sú được thu thập tại cồn Lu, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Kết quả đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn nội sinh ký hiệu từ RS4 - RS10, có khả năng sinh IAA với hàm lượng từ 3,01 đến 47,20 µg/mL.

Thứ năm, 16-12-2021 | 08:14:16

Nghiên cứu nhằm ước lượng hàm lượng lân (P) hữu dụng và đạm (N) tổng số trong một số nhóm đất chính trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dựa vào hàm lượng các bon hữu cơ (OC) có trong đất. Nghiên cứu được thực hiện trên ba nhóm đất, bao gồm phèn, phù sa và nhiễm mặn đang canh tác lúa ở vùng ĐBSCL. Thời gian thu mẫu và phân tích được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2017. Mỗi nhóm đất thu 40 mẫu ở độ sâu 0 - 20 cm. Kết quả cho thấy, dựa vào OC có trong đất có thể xác định được hàm lượng P hữu dụng và N tổng số trong đất.

Thứ ba, 30-11-2021 | 07:26:07

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam (DHNTB) có khoảng 339.000 ha đất cát với đặc thù hàm lượng sét thấp, CEC thấp, độ chua cao, hợp chất hữu cơ thấp, khả năng giữ nước và giữ phân kém, nghèo kiệt dinh dưỡng nên năng suất cây trồng rất thấp. Các nghiên cứu của dự án ACIAR ở vùng này đã xác định, đất cát vùng DHNTB bị thiếu hụt một số loại dinh dưỡng điển hình như đa lượng, trung lượng (K, S) và vi lượng (B, Cu). Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, thì cần bón bổ sung 90 kg K/ha, 30 kg S/ha, 0,25 kg B/ha và 2,5 kg Cu/ha.

Thứ tư, 08-09-2021 | 08:38:05

Chất kích thích sinh học thực vật là sản phẩm đặc biệt được sử dụng để tăng sản lượng cây trồng và đang nhanh chóng trở nên phổ biến trên thị trường hạt giống nông nghiệp và hóa chất. Không giống như các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng truyền thống, chẳng hạn như phân bón hoặc thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh học đặc biệt ở chỗ là sản phẩm duy nhất có thể có nhiều cách để ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng dựa trên cả thời điểm và nơi áp dụng. Tổng quan này trình bày tóm tắt về hiện trạng và mô tả về các chất kích thích sinh học thực vật với các tài liệu hiện có về việc sử dụng chúng trong sản xuất cây trồng theo hàng như ngô (Zea mays L.), đậu tương (Glycine max (L.) Merr.), lúa mì (Triticum aestivum) và các loài cây trồng chính khác.

Thứ sáu, 03-09-2021 | 08:07:50

Nghiên cứu nhằm tuyển chọn bộ chủng giống vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo, lân và protein để xử lý bùn thải ao nuôi cá tra làm phân bón hữu cơ. Từ 23 chủng vi sinh vật phân lập từ các mẫu bùn thải ao nuôi cá tra đã tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn, bao gồm chủng X7KN, Pi71.3 và PO3. Chủng X7KN có khả năng phân giải xenlulo, đường kính vòng phân giải 4,8 cm sau 20 giờ nuôi cấy, hoạt tính xenlulasa đạt 15,4 u/ml. Chủng Pi71.3 phân giải lân khó tan, đường kính vòng phân giải lân đạt 2,2 cm, lượng lân dễ tiêu tăng lên 4,5 lần so với đối chứng sau 5 ngày nuôi cấy.

Thứ sáu, 20-08-2021 | 08:58:06

Phân đạm có màng bọc chống mất đạm là biện pháp hiệu quả để tăng năng suất cây trồng, cũng như giảm chi phí sản xuất. Nghiên cứu này được tiến hành trên giống ngô NK6654 và giống cỏ voi VA06 nhằm đánh giá hiệu quả của loại màng bọc chống mất đạm mới trên điều kiện thực tế ngoài đồng ruộng. Năm công thức phân bón đã được áp dụng và đánh giá.

Thứ ba, 01-06-2021 | 08:46:42

Azotobacter chroococcum là vi khuẩn có khả năng cố định nitơ được sử dụng trong sản xuất phân bón vi sinh vật. Nhằm tối ưu một số thành phần môi trường nuôi cấy Azotobacter chroococcum VACC 86, công trình nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm các biến ảnh hưởng theo phương pháp hàm mong đợi và sử dụng công cụ hỗ trợ tối ưu là phần mềm Design Expert Version 12.0.3.0. 

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:57:29

Thí nghiệm được tiến hành trên hai vùng đất phù sa không bồi canh tác bắp lai là Tam Bình - Vĩnh Long và An Phú - An Giang nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ, than sinh học (biochar) đến đặc tính nước trong đất, sự sinh trưởng và năng suất bắp lai. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 4 lần lặp lại.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:39:36

Nghiên cứu đã phân lập và nhận diện được 55 dòng vi khuẩn qua các đặc điểm hình thái và sinh hóa từ 20 mẫu đất thu ở Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Kết hợp kỹ thuật ly trích với hệ dung môi methanol: chloroform (1 : 2 v/v) và quang phổ hấp thụ ở bước sóng 400 - 600 nm đã phát hiện tất các dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng sinh carotenoid.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD