Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33357721

Thứ ba, 29-09-2020 | 08:47:53

Bài viết trình bày kết quả thực hiện mô hình “Áp dụng các kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm hạn chế và phục hồi đất lúa bị suy thoái do tác động của nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long” trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp hạn chế, phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thoái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Kết quả của mô hình cho thấy việc áp dụng một số giải pháp tổng hợp đã cải thiện độ phì nhiêu của đất, hàm lượng OC trong đất tăng từ 5,4 - 13,1%, pH được duy trì ổn định, tính đệm của đất được cải thiện. 

Thứ hai, 28-09-2020 | 08:34:05

Kết quả nghiên cứu vi sinh vật chuyển hóa Hydratcacbon trong đất trồng ngô tại Hà Nội bước đầu cho thấy, mật độ vi sinh vật (VSV) trong đất biến động liên tục phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng trong đất, ở thời điểm trước trồng; mật độ VSV ổn định ở mức 105 CFU/g và tăng dần đến 106CFU/g khi bắt đầu vào muà vụ. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng mạnh ở giai đoạn cây trỗ đòng và tạo hạt, khiến quần thể vi sinh vật giảm mạnh, chỉ còn 105 CFU/g đối với vi khuẩn, xạ khuẩn và 104 CFU/g đối với vi nấm.

Thứ tư, 16-09-2020 | 09:54:17

Trong tự nhiên, H2S có trong khí thải của các quá trình tinh chế dầu mỏ, khí núi lửa, hoặc khu vực chế biến thực phẩm, xử lý rác, biogas. Một phần H2S phát sinh trong tự nhiên bởi quá trình thối rữa của các chất hữu cơ dưới  tác dụng của vi khuẩn từ rác, cống rãnh, ao hồ… Trong hầm biogas ngoài khí CH4 (methane) có hàm lượng lớn nhất (chiếm 57,5%) và là khí tạo nên sự cháy còn có các tạp chất khác như: H2S, CO2, H2O…

Thứ tư, 16-09-2020 | 06:32:17

Trong khuôn khổ nghiên cứu xây dựng các chỉ số bền vững năng lượng sinh học toàn cầu (GBEP), chất lượng đất một chỉ số quan trọng trong 8 chỉ số bền vững về môi trường. Bài này trình bày kết quả nghiên cứu chỉ số chất lượng đất trên cơ sở trồng sắn để phục vụ sản xuất năng lượng sinh học (bio-ethanol) tại Việt nam. Kết quả nghiên cứu từ các tài liệu thứ cấp và đồng ruộng tại tỉnh Phú Thọ và Tây Ninh cho thấy chế độ canh tác, hình thức chống xói mòn ảnh hưởng rệt đến chất lượng đất đặc biệt hàm lượng hữu trong đất.

Thứ tư, 16-09-2020 | 06:26:50

Tuỳ theo khí hậu và loại hình canh tác hàng năm mà chất lượng môi trường đất tại vùng khô hạn là rất khác nhau. Nhìn chung, kết quả quan trắc cho thấy đất có độ xốp tương đối thấp, đất bị nén chặt, khả năng thấm, thoát nước và trao đổi không khí kém. Tại các điểm quan trắc, lớp phủ thực bì nghèo nàn kết hợp với điều kiện nắng hạn kéo dài như ở vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã làm thay đổi các đặc tính hóa lý của đất như pH không ổn định, hàm lượng hữu cơ trong đất ngày càng sụt giảm đáng kể.

Thứ tư, 16-09-2020 | 06:19:38

Bốn thí nghiệm để đánh giá tác động của nano kim loại (sắt, đồng, coban) đến giống đậu tương HLĐN 29 đã được thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 02 năm 2018 tại Đồng Nai. Kết quả là xử lý hạt đậu tương với Co-2 kết hợp phun phân bón lá nano vi lượng DT A213 hoặc DT A312 hoặc DT A313, giống đậu tương HLĐN 29 sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao nhất, lần lượt là 2,50 tấn/ha, 2,46 tấn/ha và 2,41 tấn/ha, vượt đối chứng xử lý nước lần lượt là 24%, 22% và 20%.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:53:17

Vật liệu hữu cơ trong đất (than bùn) có hàm lượng các bon hữu cơ 58% được sử dụng để nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, điều kiện hảo khí và yếm khí đến khả năng phát thải khí CH4   và CO2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự thay đổi nhiệt độ, nồng độ ôxy đã ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khí CH4 và CO2 phát thải. Trong điều kiện yếm khí ở nhiệt độ 10oC lượng khí CH4 phát thải 46,11 +- 1,47 mMol/tấn/ngày và CO2 phát thải 45,56 +- 10,19 mMol/tấn/ngày.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:50:16

Nghiên cứu sử dụng phân khoáng qua nước tưới cho cà phê vối vùng Tây Nguyên được thực hiện tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trong 3 năm (2015 - 2017). Các thí nghiệm đồng ruộng chính quy đã được triển khai gồm: dạng phân bón (3 dạng đạm, 2 dạng lân và 1 dạng kali); liều lượng (3 mức NPK) và số lần bón (4, 6 và 8 lần).

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:45:20

Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 8 công thức và 3 lần nhắc lại. CT2.1 và CT2.2 bón phân NPK thông dụng và NPK hòa tan với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua đất; CT2.3, CT2.4 và CT2.5 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 100%, 85% và 70% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới; CT2.6 và CT2.7 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 85% lượng khuyến cáo, 12 và 14 lần qua nước tưới; CT2.8 bón phân hòa tan nhập khẩu từ Israel với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 07:46:31

Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 8 vụ (từ Đông Xuân 2011 - 2012 đến Thu 2015) tại khu thực nghiệm của Trung tâm Giống nông nghiệp, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này xác định được hiệu suất sử dụng của đạm, lân kali cho lúa trên vùng đất phèn với cấu lúa 2 vụ/năm; vùng phèn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm được thực hiện trên giống lúa OM5451 với kiểu bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với 5 nghiệm thức bón phân gồm _NPK, _N, _P, _K, NPK (ĐC).

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD