Phân bón không chỉ có vài trò quan trọng đối với an toàn lương thực mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Việc trao giải hòa bình năm 1970 cho tiến sĩ Norman Borlaug cho thấy thế giới đã ghi nhận mối liên kết khoa học nông nghiệp với sức khỏe cộng đồng. Tăng cường sử dụng phân bón cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng nguồn cung cấp lượng thực cũng như góp phần vào cải thiện chất lượng thực phẩm như bổ sung các vi lượng thiết yếu (Tom W. Bruulsema et al., 2012 .
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp và về lâu dài vẫn dựa vào nông nghiệp, cho dù đóng góp của nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, thủy sản) vào GDP chỉ khoảng 20%. Đối với chúng ta, nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế quan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp mà còn là chỗ dựa vững chắc cho công nghiệp hóa, đảm bảo an sinh xã hội. Các đợt khủng khoảng kinh tế vừa qua càng cho thấy điều đó.
Công nghệ vi sinh đã đóng góp cho nền nông nghiệp thế giới những thành tựu to lớn, trở thành một trong những ngành mũi nhọn tham gia giải quyết các mục tiêu bảo vệ tài nguyên đất đai và nâng cao độ phì nhiêu, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Phân bón VSV được sản xuất bằng cách phối trộn sinh khối VSV ở một mật độ nhất định vào chất mang vô trùng hoặc không vô trùng. Trong thời gian qua, nhiều cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai thành công các quy trình sản xuất phân VSV cố định nitơ, phân VSV phân giải lân, phân VSV hỗn hợp và phân VSV chức năng trên nền chất mang khử trùng hoặc không khử trùng.
Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón-loại vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất. Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh của thị trường phân bón trong nước.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì nhu cầu phân bón của cả nước trong năm 2013 sẽ đạt mức 10,3 triệu tấn so với mức khoảng 9,6 triệu tấn năm 2012. Trong đó, urea 2,0 triệu tấn; SA 850 nghìn tấn; phân Kali 950 nghìn tấn; DAP 900 nghìn tấn; phân NPK 3,8 triệu tấn và phân lân các loại 1,825 triệu tấn.
Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trong các văn bản pháp qui của Nhà nước (Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các thông tư, quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT).