Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 8 công thức và 3 lần nhắc lại. CT2.1 và CT2.2 bón phân NPK thông dụng và NPK hòa tan với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua đất; CT2.3, CT2.4 và CT2.5 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 100%, 85% và 70% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới; CT2.6 và CT2.7 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 85% lượng khuyến cáo, 12 và 14 lần qua nước tưới; CT2.8 bón phân hòa tan nhập khẩu từ Israel với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới.
Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 8 vụ (từ Đông Xuân 2011 - 2012 đến Hè Thu 2015) tại khu thực nghiệm của Trung tâm Giống nông nghiệp, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được hiệu suất sử dụng của đạm, lân và kali cho lúa trên vùng đất phèn với cơ cấu lúa 2 vụ/năm; vùng phèn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm được thực hiện trên giống lúa OM5451 với kiểu bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với 5 nghiệm thức bón phân gồm _NPK, _N, _P, _K, NPK (ĐC).
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân nano vi lượng bón lá đến năng suất của đậu tương đã được thực hiện tại Đông Nam bộ (Đồng Nai), vụ Hè Thu 2017 và Đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long), vụ Xuân Hè 2017. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 11 công thức với 3 lần nhắc lại trên giống đậu tương HLĐN 29.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ và Kali đến khả năng rửa mặn trong đất cũng như năng suất lúa, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo về công thức phân bón phù hợp cho canh tác lúa tại vùng lúa-tôm. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí tại vùng lúa - tôm ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng vào vụ Đông Xuân (2015-2016) theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại.
Trong thời gian qua, chính sách, pháp luật đất đai về cơ bản đã được hoàn thiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất tập trung, tích tụ đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai; thực tế đã có nhiều mô hình và phương thức thực hiện bước đầu có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích sàng lọc và tuyển chọn chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Corynespora cassiicola gây bệnh vàng lá, rụng lá trên cây trồng. Từ 86 chủng xạ khuẩn, chủng VS18 có khả năng kháng nấm C. cassiicola mạnh nhất đã được tuyển chọn và khảo sát một số đặc tính.
Báo cáo trình bày một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục”. Mục tiêu nhằm xác định được yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất lúa ĐBSCL (bao gồm 4 nhóm đất). So sánh giữa các tính chất đất hiện tại với sự biến động các tính chất này trong 40 năm qua, pHKCl của các nhóm đất hiện đều ở mức thấp, đặc biệt là nhóm đất phèn.
Trong 2 năm 2014-2015, đề tài đã ứng dụng than sinh học được chế biến từ vỏ cà phê và phân hữu cơ khoáng thế hệ mới chuyên dùng cho cây cà phê trong canh tác cây cà phê chè (Arabica) tại Đăk Nông. Kết quả cho thấy bón bổ sung 1.500kg/ha than sinh học cho cà phê chè đã làm tăng năng suất cà phê 24,04%, lợi nhuận tăng 26,9 triệu đồng/ha. Bón phân hữu cơ khoáng thế hệ mới chuyên dùng cho cây cà phê giúp tiết kiệm 30% lượng phân bón khuyến cáo (240kg N – 80kg P205 – 240kg K20)/ha đồng thời tăng năng suất cà phê 18,31%, giúp tăng thêm lợi nhuận 17,47 triệu đồng/ha/vụ.
Việt Nam năm 2015 gieo trồng 7.835 ngàn ha lúa, chiếm 52.86% tổng diện tích gieo trồng của cả nước. Để đảm bảo năng suất, nông dân đã sử dụng trên 10 triệu tấn phân bón các loại, trong đó có 2,2 triệu tấn phân urea, chưa kể lượng phân đạm lớn chứa trong phân DAP và NPK các loại. Do hiệu quả sử dụng phân đạm thấp, xung quanh 45-50% nên một phần không nhỏ phân đạm bị mất dưới dạng NH3 và các oxyt nitơ, trong đó có N2O một loại khí nhà kính nguy hiểm, có hệ số ấm lên toàn cầu tới 298 lần so với CO2.
Ở nước ta, đất xám (Acrisols) là nhóm đất có diện tích 19.970.642 ha, được phân bố rộng khắp ở các vùng trung du, miền núi và rìa đồng bằng. Đây là nhóm đất được xếp vào loại đất nghèo dinh dưỡng, nhưng có nhiều đặc tính thuận lợi cho việc trồng trọt nếu biết sử dụng đúng. Trên thực tế loại đất này cũng có một vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà. Đất xám với những đặc điểm cơ bản là tầng đất dày, dễ thoát nước, dễ cơ giới hóa nhưng thành phần cơ giới thô, nhẹ, nghèo dinh dưỡng, dung lượng cation trao đổi (CEC) thấp nên dễ bị rửa trôi, xói mòn.