Lúa là cây lương thực ngắn ngày có giá trị kinh tế và xuất khẩu chính yếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Vài thập kỷ gần đây, chế phẩm vi sinh vật nói chung và phân vi sinh vật nói riêng đã được người nông dân biết đến (Nguyễn Đường và Võ Xuân Thành, 1999). Hoạt động của bộ rễ lúa làm tiết ra một số chất hữu cơ có tác dụng thu hút vi sinh vật. Vi khuẩn dị dưỡng, vi khuẩn hảo khí không sinh bào tử và Azotobacter tập trung nhiều trên các rễ lúa còn non.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các địa phương với nhu cầu lớn, chất lượng cây giống tốt và chuyển giao các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để làm tăng năng suất, chất lượng hoa ngoài sản xuất. Yêu cầu cấp thiết phải có phương pháp trồng và chăm sóc không chỉ phù hợp với điều kiện khí hậu và canh tác của địa phương mà còn phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho người trồng hoa.
Thông tin dinh dưỡng (TTDD) là thông tin để hỗ trợ các quyết định về việc sử dụng và tiếp thị phân bón, bằng cách phân tích hiệu quả của cây trồng và phân bón trong một vùng địa lý.
Đắk Lắk là vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh sản phẩm thu hoạch chính là hạt cà phê dùng cho chế biến cà phê bột và xuất khẩu thì vỏ cà phê là nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có với số lượng lớn chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả
Nghề trồng rau và hoa đã có từ lâu đời ở Lâm Đồng nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi với hầu hết các chủng loại rau và hoa ôn đới phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Canh tác lâu dài với việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao ở đây là những tác nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước mặt, nước ngầm. Vì vậy, rất cần thiết nghiên cứu đánh giá để có cơ sở khoa học cho định hướng canh tác rau và hoa có năng suất, chất lượng cao nhưng không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất và các thành phần môi trường khác.
Đồng Nai được đánh giá là vùng có những thuận lợi vào bậc nhất trong cả nước về phát triển nông nghiệp hàng hóa toàn diện với các loại cây trồng phổ biến như cây ăn quả (bưởi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, cam, quýt...), cây lương thực (lúa, bắp), cây công nghiệp (tiêu, điều, cà phê, cao su...). Đầu tư phân bón là bắt buộc trong sản xuất nông nghiệp để đạt năng suất cao và duy trì độ phì nhiêu của đất. Thực tế việc sử dụng phân bón vẫn còn mất cân đối, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản chưa cao, hiệu quả sử dụng phân bón thấp.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 270C với tổng nhiệt độ cả năm khoảng 10.0000C, cùng với các yếu tố khí hậu khác như ánh nắng, gió, ẩm độ không khí, bức xạ mặt trời,... mang tính ổn định nên rất thuận lợi cho sản xuất cây ăn quả nhiệt đới như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, xoài, vú sữa, thanh long, khế, nhãn, bưởi, cam, quýt, chanh, dâu, bòn bon, khóm,...
Trên đa số các loại cây trồng ở ĐBSCL, nhất là rau màu, phân lân được sử dụng với liều lượng rất cao mà chưa chú ý đến đặc tính độ phì lân trong đất. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và Đặng Duy Minh (2006) cho thấy ở nhiều ruộng khảo sát trong vùng trồng rau chuyên canh của Tiền Giang, hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) đạt rất cao (129-234 mg P/kg).
Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm được trồng với mật độ dày 1.500-2.500 trụ/ha và là cây chịu thâm canh, nhưng lại rất nhạy cảm với sâu bệnh. Để đạt năng suất cao và có vườn tiêu khỏe cần phải bón đầy đủ và cân đối N-P-K-Phân hữu cơ. Các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cũng cần thiết đối với năng suất và chất lượng hạt tiêu.
Giai đoạn 1990-2010 đã có một số nghiên cứu về phân bón cho chè, song chủ yếu tập trung vào phân bón vô cơ. Liều lượng và tỷ lệ dinh dưỡng bón cho chè phụ thuộc rất lớn vào giống, đất đai và điều kiện tự nhiên. Đồng thời sử dụng phân bón cũng không được để lại dư lượng nitrat quá cao, hàm lượng kim loại nặng phải dưới ngưỡng cho phép ... Từ năm 2005 đến nay, cùng với nghiên cứu bón phân hóa học, nghiên cứu sử dụng phân bón sinh học đã được quan tâm hơn.