Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  34712636

Thứ ba, 16-01-2024 | 08:47:38

Nhằm khắc phục những hạn chế do hiệu suất sử dụng phân bón thấp, chi phí nhân công cao, bón phân không cân đối v.v., việc sản xuất phân bón hỗn hợp nhả chậm là một hướng đi có triển vọng. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân hỗn hợp NPK bọc lưu huỳnh (S) nhả chậm là kết quả hợp tác giữa Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam từ năm 2020 - 2021.

Thứ ba, 16-01-2024 | 08:30:34

Cây sắn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số do cây sắn chịu được đất nghèo dinh dưỡng, chịu hạn tốt, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch, dễ chế biến. Những năm gần đây sản xuất sắn gặp nhiều khó khăn và rủi ro do sâu bệnh gây ra như bệnh chổi rồng (Phytoplasma sp), rệp sáp hồng (Phenacoccus manihoti), nhện đỏ (Tetranychus sp.)…đặc biệt là bệnh khảm lá sắn do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra.

Thứ tư, 10-01-2024 | 12:54:42

Cây sắn (Manihoti esculenta Crantz) ngoài sử dụng như là nguồn lương thực, đồng thời cũng là cây thức ăn gia súc, cây dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Phú Yên là một trong 10 tỉnh có diện tích trồng sắn lớn nhất nước, tính đến niên vụ 2020-2021, diện tích sắn tại tỉnh Phú Yên khoảng 27.600ha, năng suất sắn củ khoảng trên 20 tấn/ha.Là cây trồng chủ lực của tỉnh để phát triển kinh tế hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Thứ sáu, 05-01-2024 | 08:23:52

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tối ưu phương pháp tạo chồi và nhân nhanh chồi trực tiếp từ mắt ngủ của chồi nách giống dứa MD2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẫu chồi nách đạt hiệu quả khử trùng tốt nhất khi xử lý với chất diệt nấm HgCl2 0,1% trong thời gian 15 phút và cấy trên môi trường có bổ sung kháng sinh Cefotaxime 500 mg/L. Khả năng bật chồi tốt nhất trên môi trường nuôi cấy MS có bổ sung 3 mg/L BAP.

Thứ ba, 16-01-2024 | 08:48:37

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng nhân chồi in vitro từ cành non của giống điều AB0508. Nghiên cứu đã so sánh ảnh hưởng của agar và phytagel kết hợp với chất chống oxy hóa Poly Vinyl Pyrrolidone (PVP) và than hoạt tính để giảm sự hóa nâu do các hợp chất phenolic trong mẫu gây ra. Kết quả cho thấy, sử dụng môi trường nuôi cấy MS, bổ sung đường 30 g/L, Phytagel 2,25%, PVP 1 g/L, nuôi cấy trong điều kiện chiếu sáng 16 giờ với cường độ ánh sáng 45 - 55 µmol m-2 s-1 cho tỷ lệ hóa nâu của mẫu thấp nhất và tỷ lệ sống tốt nhất (27,12%).

Thứ tư, 03-01-2024 | 08:57:14

Thanh long là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao, giá trị xuất khẩu thanh long chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất cây ăn quả của Việt Nam. Rệp sáp giả (mealybug) (Hemiptera: Pseudococcidae) là một trong những sinh vật gây hại phổ biến và quan trọng đối với sản xuất thanh long. Rệp sáp giả xuất hiện và gây hại trên cả cành và quả, cây nhiễm rệp sáp giả nặng sinh trưởng kém, cành non có thể bị vàng rụng, quả còi cọc, độ ngọt giảm đi,…

Thứ ba, 16-01-2024 | 08:48:21

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát triển phương pháp tách tế bào trần từ mô thịt lá sắn tại Việt Nam, phục vụ dung hợp tế bào trần, phát triển giống sắn mới. Lá của giống sắn kháng bệnh khảm lá sắn HN3 và dòng sắn C-33 từ cây sắn nuôi cấy in vitro được tiền xử lý qua dung dịch có nền khoáng CPW (Frearson et al., 1973) có nồng độ mannitol tăng dần từ 5%; 9% và 13% mannitol, ủ trong các dung dịch trên với thời gian 1 giờ.

Thứ tư, 28-06-2023 | 08:25:04

Mặn là một trong những căng thẳng phi sinh học chính ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và năng suất của cây trồng. Natri nitroprusside (SNP) - một chất cho oxit nitric (NO) bên ngoài - đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc truyền khả năng chịu mặn cho cây trồng. Đậu tương (Glycine max L.) được trồng rộng rãi trên thế giới; tuy nhiên, áp lực về mặn cản trở sự tăng trưởng và năng suất của nó. Do đó, nghiên cứu hiện tại đã đánh giá vai trò của SNP trong việc cải thiện các thuộc tính hình thái, sinh lý và sinh hóa của đậu tương dưới điều kiện mặn.

Thứ hai, 19-06-2023 | 16:51:59

Chiều cao cây (PH) là một đặc điểm quan trọng ở đậu tương, vì những cây cao hơn có thể cho năng suất cao hơn nhưng cũng có thể có nguy cơ chết cây. Nhiều gen cùng tác động để ảnh hưởng đến PH trong suốt quá trình phát triển. Để lập bản đồ các locus tính trạng định lượng (QTL) kiểm soát PH, chúng tôi đã sử dụng phương pháp biến vô điều kiện (UVM) và phương pháp biến có điều kiện (CVM) để phân tích dữ liệu PH cho quần thể dòng lai tái tổ hợp theo bốn cách (FW-RIL) bắt nguồn từ tổ hợp lai của (Kenfeng14 × Kenfeng15) × (Heinong48 × Kenfeng19).

Thứ hai, 19-06-2023 | 16:50:13

Đậu tương là cây trồng quan trọng nhất trên thế giới và hạn hán có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng và cuối cùng là năng suất. Ứng dụng mepiquat chloride (MC) qua lá có khả năng làm giảm bớt thiệt hại do hạn hán gây ra ở thực vật; tuy nhiên, cơ chế điều hòa MC đối với phản ứng hạn hán của cây đậu tương vẫn chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu này khảo sát cơ chế điều hòa ứng phó với khô hạn của cây đậu tương bằng mepiquat chloride ở hai giống đậu tương Heinong 65 (HN65) mẫn cảm và Heinong44 (HN44) chịu hạn, theo ba kịch bản xử lý, bình thường, khô hạn và khô hạn + Điều kiện MC.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD