Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33214675
Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
Thứ sáu, 06-05-2016 | 16:46:06

Bt toxin không gây ảnh hưởng đến sự sống, khả năng tiêu hóa hạt phấn hoặc khả năng học hỏi của ong mật

 

Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nông Nghiệp Trung Quốc (CAAS) đã công bố trên tạp chí Economic Entomology rằng độc tố Cry1Ie không gây ảnh hưởng đến sự sống, khả năng tiêu hóa hạt phấn và khả năng học hỏi của loài ong mật, một côn trùng không chủ đích của cây trồng chuyển gen Bt. Tại CAAS, Ping-Li Dai và ctv. đã tiến hành một nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm có kiểm soát tốt. Các con ong thợ được thả vô những nghiệm thức khác nhau về nồng độ của độc tố Cry1Ie (20, 200, hoặc 20.000 ng/ml). Là đối chứng dương, một vài con ong được phơi nhiễm trong điều kiện nghiệm thức ở liều lượng dưới ngưỡng gây chết của imidacloprid, một thứ neurotoxin đối với côn trùng. Kết quả cho thấy độc tố Cry1Ie không tỏ ra một chút rủi ro nào cho sự sống, khả năng tiêu hóa hạt phấn và khả năng học hỏi của loài ong mật. Mặt khác, ong mật khi phơi nhiễm trong điều kiện có imidacloprid biểu hiện ra những thay đổi về tập tính  cũng như khả năng tiêu hóa hạt phấn khi so sánh với các nhóm Cry1Ie.

 

Đọc thêm Journal of Economic Entomology.

 

Biểu hiện mạnh mẽ gen AtGchI làm gia tăng các tiền chất folate trong hạt đậu cô ve

 

Phương pháp “biofortification” đối với folate lấy từ nguồn thực phẩm của cây trồng tỏ ra rất có triển vọng để chống lại bệnh thiếu vitamin. Naty G. Ramírez Rivera và cộng sự của cô thuộc Escuela de Ingeniería y Ciencias, Mexico thực hiện một nghiện nhằm mục đích cải thiện hấp thu folate, được biết với tên gọi vitamin B9, ở nồng độ khác nhau trong giống đậu cô ve (Phaseolus vulgaris L.) bằng kỹ thuật di truyền theo lộ trình tạo ra pteridine, một tiền chất của folate. Gen GTP cyclohydrolase I (AtGchI) của cây mô hình Arabidopsis thaliana được phân lập và biểu hiện trong ba giống đậu cô ve. Sự biểu hiện mạnh mẽ gen AtGCHI rất đặc hiệu trong hạt đậu đã gây ra hiệu ứng tăng cường đáng kể hàm lượng pteridines trong các dòng con transgenic. Hàm lượng pteridine này tăng sẽ cho kết quả có nhiều folate hơn trong hạt đậu sống. Sự biểu hiện mạnh mẽ ấy còn kích hoạt sự gia tăng hàm lượng PABA, tiền chất khác của folate. Điều này do một cơ chế đặc biệt có tính chất độc lập, vẫn chưa được biết rõ.

 

Xem Plant Biotechnology Journal.

 

Genome cá trích (herring) là bài học giúp người ta hiểu được làm thế nào loài này thích nghi với môi trường

 

Các nhà khoa học thuộc ĐH Uppsala cùng với các đồng nghiệp của họ thông báo họ đã giải trình tự toàn bộ genome cá trích (Clupea harengus) vùng biển Atlantic và Baltic với hàng trăm loci đánh dấu tính thích nghi của cá với Biển Đen nước lợ (Baltic Sea) hoặc thích nghi với thời kỳ sinh dục. Nghiên cứu mới mẽ này cho thấy cá trích vùng biển Atlantic, một trong những quần thể cá đông dân nhất trên thế giới và là nguồn lương thực thiết yếu cho Bắc Âu, chúng là động vật mô hình để nghiên cứu về gen th1ich nghi với sự thay đổi sinh thái. Trước hết, chúng rất thích nghi với môi trường và tỏ ra vô cùng đa dạng về thời gian đẻ trứng (spawning time). Thứ hai, qui mô quần thể đàn cá vô cùng khổng lồ. Các nhà khọc đã giải trình tự toàn bộ genome cá trích vùng biển Atlantic và Baltic. Họ ghi nhận hàng trăm vị trí trên genome liên quan đến yếu tố thích ứng với vùng biển Baltic. Ngjie6n cứu còn xác định một số gen kiểm soát được sự đẻ trứng bằng cách so sánh loài cá trích đẻ trứng vào mùa thu với loài cá trích đẻ vào mùa xuân. Đây là ghi nhận rất quan trọng bởi vì quần thể tự nhiên của bầy cá phải chuẩn mực theo thời gian chúng giao phối và sinh đẻ để tối đa hóa đàn cá non. Đây là minh chứng cho thấy làm thế nào thay đổi những gen mã hóa protein và tính chất linh hoạt của DNA trong điều tiết sự thể hiện gen cả nội dung đóng góp và nội dung thích nghi.

 

Xem eLife Sciences.

 

Phát triển công nghệ mới tìm kiếm gen mong muốn trên cây lúa mì

 

Các nhà khoa học thuộc John Innes Centre (JIC), Anh Quốc và Sainsbury Laboratory (TSL) tiên phong nghiên cứu một công nghệ mới tìm kiếm gen đích, nếu được triển khai một cách chính xác, công nghệ này có thể giúp chúng ta sáng tạo ra giống lúa mì mới ưu việt kháng bền vững với bệnh. Dr. Brande Wulff thuộc JIC và đồng nghiệp tại TSL đã phát triển công nghệ mới này với thuật ngữ là ‘MutRenSeq'. Công nghệ ấy xác định một cách chính xác vị trí của những gen kháng bệnh trong genome thực vật, và tiết kiệm nhiều thời gian để làm ra dòng vô tính DNA (clone) của gen như vậy trong cây lúa mì; thay vì từ 5 đến 10 năm, xuống còn 2 năm. Công ngệ này cho phép các nhà khoa học nhanh chóng định vị được các gen kháng của cây trồng, dòng hóa chúng, rồi sắp xếp đưa các gen kháng ấy vào trong một giống ưu việt. MutRenSeq là phương pháp có 3 công đoạn để nhận diện vị trí của các gen kháng trên cơ sở (1) sáng tạo ra những thể đột biến (mutants) từ những cây lúa mì nguyên thủy kháng bệnh và xác định cây thiếu tính kháng bệnh, (2) giải trình tự các genomes kể cả cây nguyên thủy kháng bệnh và cây không kháng bệnh, (3) so sánh những gen này với nhau trong cây đột biến và trong cây bình thường để phân định các đột biến chính xác có chức năng đối với sự kiện mất tính kháng. Bước một của công nghệ MutRenSeq, nhóm của Dr. Wulff đã phân lập thành công một gen kháng rất nổi tiếng, đó là Sr33, trong một thời gian. Sau đó, nhóm này tiến hành dòng hóa (cloned) hai gen kháng bệnh rỉ sắt Sr22Sr45 mà chúng chưa hề được dòng hóa thành công trước đây. Xem John Innes Centre website.

THÔNG BÁO

Nghiên cứu chuối Phi Châu: Kỹ thuật lai tạo giống mới, văn kiện luật pháp và an toàn sinh học

 

Banana Research in Africa: Modern Breeding Techniques, Regulatory and Biosafety Issues (Nghiên cứu chuối Phi Châu: Kỹ thuật lai tạo giống mới, văn kiện luật pháp và an toàn sinh học) là hội thảo khoa học được tổ chức tại NARO-Kawanda, Kampala, Uganda vào ngày 19-30, tháng Chín 2016. Hạn chót nột đăng ký ngày 30-6-2016. Xem course website hoặc liên hệ với Sylvie De Buck theo e-mail sylvie.debuck@vib-ugent.be.

Trở lại      In      Số lần xem: 3352

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
  • Các nhà khoa học khám phá mắt xích còn thiếu trong quá trình cố định đạm thực vật
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD