Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
Thứ hai, 16-05-2016 | 08:26:15
|
Phản ứng phiên mã trong thể hiện “anthranilate synthase” của cây dừa cạn (rosy periwinkle)
Anthranilate synthase (AS) là một enzyme có tác dụng ức chế trong chu trình TIA (terpenoid indole alkaloid) của cây dừa cạn (tên tiếng Anh là rosy periwinkle, tên khoa học là Catharanthus roseus), cây này có dược liệu chống được ung thư: vinblastine và vincristine. Cây dừa cạn biến đổi gen có rễ tóc (hairy root line) biểu hiện mạnh mẽ một subunit “AS” lần đầu tiên được người at tạo ra để sản xuất nhiều TIA hơn. Tuy nhiên, cả sự tăng lên và giảm xuống của TIAs được người ta phát hiện sau khi cho biểu hiện mạnh mẽ AS (aceto-syringone). Mặc dù sự thể hiện này do một gen quyết định, nhưng nó có thể kích hoạt những thay đổi trong phiên mã mà những thay đổi ấy có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sinh tổng hợp TIA. Theo nghiên cứu này, Jiayi Sun và cộng sự thuộc ĐH Colorado State đã xem xét những phản ứng phiên mã đối với kết quả thể hiện mạnh mẽ AS, để hiểu cặn kẽ rằng việc điều tiết như vậy thuộc về chu trình TIA. Việc biểu hiện AS trong rễ tóc của cây dừa cạn làm thay đổi sự phiên mã của những gen tham gia trong chu trình TIA cũng như các regulators của chu trình, mang lại kết quả: có 2.853 phân tử transcripts biểu hiện rất khác nhau. Phân tích chu trình này còn cho thấy những thay đổi của nhiều chu trình khác nhau, bao gồm chu trình của jasmonic acid. Thêm vào đó, nhiều gen phản ứng với nhiều stress thể hiện khác nhau sau khi có biểu hiện của AS. Phân tích ấy đã minh chứng rằng sự biểu hiện mạnh mẽ AS kích hoạt toàn bộ phản ứng khi có stress và ảnh hưởng đến các hệ thống biến dưỡng của rễ tóc cây dừa cạn. Sự điều tiết theo kiểu UP trong chu trình sinh tổng hợp JA cho thấy được vai trò của JA khi điều hòa sinh tổng hợp TIA trong rễ có chuyển gen AS.
Xem BMC Plant Biology.
Abscisic acid và đường sucrose điều tiết sự chín của quả thông qua yếu tố phiên mã ASR
Vai trò của abscisic acid (ABA) và đường sucrose khi quả chín được người ta biết khá nhiều. Tuy nhiên, cơ chế này của truyền tín hiệu ABA và sucrose vẫn còn khá mù mờ. Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Nông Nghiệp Nanjing, đứng đầu là Haifeng Jia, đã xem xét yếu tố phiên mã ASR (ABA-stress-ripening), yếu tố này có trong các chu trình truyền tín hiệu ABA và sucrose của cây dâu tây và cây cà chua. Họ đã xác định bốn “ASR isoforms” của cây cà chua và một isoform của cây dâu tây. Tất cả những phân tử ASRs này đều chứa những protein có liên quan đến “ABA stress” và kích thích quả chín, cũng như protein liên quan đến stress “thiếu nước”. Tất cả ASRs đều làm tăng sự thể hiện trong suốt quá trình quả chín. Sự biểu hiện của gen ASR được tìm thấy có ảnh hưởng bởi sucrose, ABA, jasmonic acid và indole-3-acetic acid. Khi biểu hiện, gen ASR thúc đẩy sự chín và mềm quả, trong khi đó, phân tử RNA can thiệp làm trì hoãn quả chín và ảnh hưởng đến sinh lý quả. Điều này có thể được giải thích do thay đổi biểu hiện gen ASR, nó sẽ ảnh hưởng đến thể hiện của nhiều gen khác có liên quan đến sự chín quả. Nghiên cứu đã minh chứng được vai trò của ASR trong sự kiện truyền tín hiệu giữa ABA và sucrose để điều tiết sự chín quả dâu tây và cà chua.
Xem Plant Biotechnology Journal.
Vai trò của SVP của cây gentian (Gentiana verna) thân thảo, đa niên
Thông tin về sự điều tiết ở giai đoạn tăng trưởng sinh thực và giai đoạn bắt đầu tượng hoa của thực vật thân thảo, đa niên rất hạn chế; chỉ có trong một vào loài nào đó. Muốn nghiên cứu sự điều tiết trong giai đoạn trổ bông đối với hàng loạt các loài này, Noriko Yamagishi và Kohei Kume thuộc ĐH Iwate, Nhật Bản đã phân lập và định tính các gen SVP (SHORT VEGETATIVE PHASE), GtSVP-L1 và GtSVP-L2, từ loài thân thảo, đa niên, cây gentian với tên khoa học là Gentiana triflora. Làm câm gen GtSVP-L1 trong cây mạ G. triflora làm cho nó trổ bông sớm và giai đoạn tăng trưởng sinh thực rút ngắn lại khoảng một phần ba thời gian, mà không cân phải xử lý thụ hàn (vernalization). Điều ấy khẳng định rằng gen GtSVP-L1 điều hòa một cách thụ động sự trổ hoa và tăng trưởng sinh thực. Thay đổi mùa vụ trong thể hiện gen GtSVP được theo dõi trên nụ đã qua đông (overwinter buds) viết tắt là OWBs của cây gentian. Phân tích cho thấy phân tử mRNA của gen GtSVP-L1 ở nụ OWBs đã tăng lên cùng với sự kích thích phá miên trạng hoặc duy trì miên trạng (dormancy), sau đó nó giảm cùng với xu hướng miên trạng được phá xong, trong khi đó mRNA của gen GtSVP-L2 vẫn không thay đổi về lượng. Kết quả nhấn mạnh rằng những loài thân thảo đa niên, các phân tử “SVP-ortholog” đều có liên quan đến sự kiểm soát hoạt động miên trạng, cũng như điều tiết một cách thụ động khi trổ bông.
Xem Plant Science.
Liên quan giữa gen nhảy và ung thư ruột kết
Các nhà khoa học hiểu khá rõ về hiện tượng gen nhảy "jumping genes," những mạch đơn của phân tử DNA có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Hiện nay, các nhà khoa học của ĐH Maryland, School of Medicine (UM SOM) vừa minh chứng được rằng một trong nh74ng loại hình gen nhảy ấy có vai trò chủ chốt trong phát sinh bệnh ung thư. Dr. Scott E. Devine, Phó Giáo Sư y khoa thuộc UM SOM, cùng với đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu một gen nhảy như vậy, LINE-1 (L1). Họ vô cùng ngạc nhiên khi L1 có khả năng kích hoạt bệnh ung thư bằng cách gây ra đột biến gen có chức năng ức chế ung thư. Trong những gen ức chế ung thư ấ, họ tập trung vào một gen “tumor suppressor”, đó là APC. Họ tiến hành thành lọc các khối u từ những bệnh nhân, xem xét các xen đọan (insertions) trong L1 tại gen APC. Họ đã tìm thấy chứng cớ của phân tử xen đoạn này tại một vị trí. Nghiên cứu sâu hơn từ các mẫu bệnh của bệnh nhân với minh chứng khác cho thấy L1 có vai trò quan trọng trong phát triển ung thư. Các nhà nghiên cứu này đã tìm thấy 27 đoạn phân tử xen đoạn L1 chỉ có tại khôi u này mà không tìm thấy ở các mô khỏe mạnh khác. Họ còn tìm thấy chứng cứ mà L1 làm bất hoạt gen APC, cho phep các khối u phát triển một cách không kiểm soát.
Xem Genome Research.
Các nhà khoa học ca ngợi về bộ genome cây cà rốt
Một nhóm các nhà khoa học đứng đầu là Phil Simon thuộc ĐH Wisconsin–Madison đã thảo luận tích cực về mật mã di truyền hoàn chỉnh của cây cà rốt (carrot: Daucus carota), bài báo được công bố trên tạp chí khoa học lừng danh Nature Genetics. Genome cây cà rốt có trên 32.000 gen định vị trên chín nhiễm sắc thể, chúng mã hóa các tính trạng kháng sâu bệnh, tính trạng sản sinh ra carotenoids với màu sắc khác nhau, và nhiều tính trạng khác nữa. "Cây cà rốt có một sự nổi tiếng nhất định như một loài cây trồng rất tốt và chúng tôi biết đây là nguồn thực phẩm có ý nghĩa, đặc biệt đối với vitamin A," Simon đã nói như vậy. "Hiện nay, chúng tôi có cơ hội đào sâu hơn và bổ sung tốt hơn nguồn kiến thức xoay quanh cây trồng này nhằm cải tiến nó trong tương lai." Giống cà rốt màu đỏ cam hiện nay xuất phát từ giống hoang dại có màu trắng. Những giống cà rốt trồng trọt đầu tiên được người ta ghi nhận vào khoảng 1.100 năm trước đây, tại vùng Trung Á, chúng có màu tím và màu vàng. Giống cà rốt đỏ cam xuất hiện tại Châu Âu vào thập niên 1500s. Các nhà nghiên cứ này đã không thể giải thích được tại sao những giống cà rốt canh tác đầu tiên có màu tím và màu vàng, mặc dù người ta đã chứng minh được rằng nó không ảnh gì đấn phẩm chất ăn (mùi vị) nó không có liên kết giữa các gen qui định màu sắc và mùi vị (flavour). Họ cho rằng sự biểu hiện mạnh mẽ của sắc tổ đỏ cam (orange pigments) là do một sự tích tụ trong quá trình tiến hóa của loài cây cà rốt. Một gen (Y) đã được xác định là nguyên nhân của sự khác nhau giữa cà rốt trắng và cà rốt vàng hoặc và rốt đỏ cam. Có sự biến thiên di truyền của nó làm cho tích tụ hàm lượng của những carotenoids.
Xem trang web của University of Wisconsin–Madison. |
Trở lại In Số lần xem: 3965 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|