Hứa Huỳnh Minh Thảo(1), Lê Thị Vy Hiền(1), Đỗ Huy Nhật Minh(1,2), Nguyễn Việt Quốc(1,3), Trần Quốc Việt(1,3), Nguyễn Ngọc Duyên(1,4), Bùi Nhật Tâm(1), Nguyễn Ngọc Ẩn(1), Phạm Tấn Việt(1), Nguyễn Thị Diệu Hạnh(1*)
Tóm tắt:
Bệnh đốm lá là một loại bệnh hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng do nấm gây ra. Nấm Pilidium là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho thực vật với phổ vật chủ rộng. Chúng có thể tác động trên lá, quả và rễ cây. Việc quản lý các bệnh thực vật và kiểm soát dịch bệnh chưa chặt chẽ dẫn đến việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Do đó, việc xác định được tác nhân gây bệnh và tìm kiếm các chủng đối kháng hướng đến kiểm soát sinh học là xu thế hiện nay trong xây dựng nền nông nghiệp xanh. Trong nghiên cứu này, chủng nấm mốc Pilidium sp. MD1 đã được phân lập từ mẫu bệnh đốm lá dâu tại Đà Lạt. Khi phân tích trình tự vùng gene ITS, chủng này được xác định thuộc chi Pilidium và tương đồng 99.5% với P. concavum. Qua thí nghiệm sàng lọc vi khuẩn đối kháng với Pilidium sp. MD1, chúng tôi thu được 8/50 chủng có hoạt tính, trong đó, chủng vi khuẩn D18 có hoạt tính mạnh nhất. Khi phân tích đặc điểm đại thể, vi thể, khả năng sinh tổng hợp catalase và trình tự 16S rRNA cho thấy chủng D18 tương đồng 100% với B. subtilis. Với các kết quả đạt được, chủng D18 cho thấy tiềm năng trong nghiên cứu ứng dụng sản xuất chế phẩm vi sinh nhằm kiểm soát, phòng trừ nấm mốc trên cây dâu tây, góp phần vào việc phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Từ khóa: bệnh đốm lá dâu tây, Bacillus subtilis, kháng mốc, Pilidium
Chi tiết xin xem tệp đính kèm!
1. Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
2. Viện Paster Tp. Hồ Chí Minh
3. Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Nam Khoa
4. Trường THPT Phú Nhuận
*Tác giả liên hệ: nguyenthidieuhanh@iuh.edu.vn
Trích TC KH&CN năm 2022
|
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________ -
Nghiên cứu thành phần loài bọ phấn aleyrodidae (homoptera) và đặc điểm sinh học, sinh thái học, biện pháp phòng trừ bọ phấn thuốc lá Bemisa tabaci Gennadius hại cây họ cà ở vùng Hà Nội ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn Bacillus từ đất trồng đinh lăng có hoạt tính đối kháng vi khuẩn Erwinia carotovora gây bệnh thối nhũn ( Thứ ba, 28/12/2021 )
-
Ảnh hưởng của vi nhũ chitosan-dầu neem đến sâu khoang hại rau (Spodoptera litura) trong phòng thí nghiệm ( Thứ sáu, 26/11/2021 )
-
Xác định mối quan hệ giữa rệp sáp bột hồng và bệnh chổi rồng gây hại cây khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Đánh giá khả năng sử dụng ong ký sinh Diadegma semiclausum trong phòng chống sâu tơ hại rau họ hoa thập tự tại Đà Lạt – Lâm Đồng ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá hiệu quả kiểm soát Rệp vảy xanh Coccus viridis Green của bọ rùa Chilocorus. (Coleoptera: Coccinellidae) trên cây cà phê tại Đắk Lắk ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Nghiên cứu một số đặc điểm của nấm Bipolaris cactivora gây bệnh thối trái thanh long (Hylocereus spp.) tại Bình Thuận. ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Nghiên cứu khả năng sử dụng Bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu đục thân hại mía tại vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn Thanh Hóa ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng Metarhizium anisopliae đối với thành trùng bọ hà (Cylas formicarius) gây hại trên khoai lang ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Phát hiện định tính và định lượng Cucumber mosaic virus (CMV) gây hại trên dưa leo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Lâm Đồng ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Ảnh hưởng của thức ăn và nhiệt độ lên sự phát triển của sâu kéo màng Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae) ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Tiềm năng của virus SeNPV (Spodoptera exigua nucleopolyhedrovirus) đối với sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hübner (Lepidoptera: Noctuidae) tại đồng bằng sông Cửu Long ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Đánh giá khả năng phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư hại Xoài ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Đánh giá hoạt tính kháng nấm của dịch chiết ngoại bào chủng Serratia marcescens DT3 trong các môi trường nuôi cấy khác nhau ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục thân mía mới xuất hiện tại Việt Nam – đục thân bốn vạch ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Một số đặc điểm hình thái, sinh học cơ bản của rệp sáp trên xoài tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella Moore (Lepidoptera: Pyralidae) tại Tiền Giang ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Ảnh hưởng của nấm và tuyến trùng đến bệnh vàng lá, thối rễ ở cây cà phê vối trên các nền luân canh khác nhau tại Tây Nguyên ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Hiệu quả sử dụng ong ký sinh Anagyrus lopezi để hạn chế rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti hại sắn tại Tây Ninh ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
-
Xác định nấm Arcopilus aureus và Chaetomium globosum bằng giải trình tự vùng gen β-tubulin ( Thứ bảy, 20/07/2019 )
|