Trong một thập niên trở lại đây cây chanh dây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Đây là một loại cây trồng có tiềm năng mang lại lợi nhuận với các đặc tính dễ trồng, năng suất cao và có nhiều giá trị về dinh dưỡng. Sự mở rộng diện tích trồng chanh leo đã làm cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển ảnh hưởng lớn đến năng suất và cơ cấu cây trồng trong một số vùng chanh dây.
Bệnh khô vằn lúa do nấm R. solani Kuhn gây ra là một trong những bệnh gây hại chính ở các vùng trồng lúa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cho đến nay chưa phát hiện được giống lúa có khả năng kháng bệnh khô vằn hiệu quả. Để phòng trừ bệnh cần kết hợp các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng và sử dụng thuốc trừ bệnh. Hiện nay, thuốc hoá học bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến vì có hiệu quả nhanh nhưng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Stramenopiles hoặc Heterokonts, trước đây được biết đến như Heterokonta là một trong những ngành sinh vật nhân thật với hơn 25.000 loài đã được xác định. Phần lớn các loài được tìm thấy trong giới phụ Stramenopile là tảo, từ tảo đa bào khổng lồ đến tảo đơn bào và sinh vật phù du. Ngoài ra, trong giới phụ Stramenopiles còn bao gồm hai chi nấm gây bệnh thực vật là Phytophthora và Pythium.
Chín chủng Trichoderma sp. được phân lập từ các mẫu đất canh tác dâu tây tại Tp. Đà Lạt có hình thái đặc trưng và khả năng đối kháng, ức chế sự sinh trưởng và phát triển đối với nấm ký sinh gây bệnh trên quả dâu tây trong điều kiện in -vitro. Trong đó: Chủng Tri1 đối kháng tốt nhất với Botrytis sp. (68,78%), Fusarium sp. (86,82%) và Mucor sp. (70,20%);
Kết quả nghiên cứu nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp quản lý tổng hợp sâu năn hại lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian 2018 - 2020 cho thấy, sâu năn gây hại nặng trên vùng trồng lúa 3 vụ. Vòng đời của sâu năn từ 20 - 30 ngày, ký chủ phụ gồm lúa hoang, lúa cỏ, cỏ san nước, cỏ lồng vực. Sự xuất hiện của thành trùng sâu năn trên ruộng có thể được dự báo sớm bằng bẫy đèn và bẫy màu.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính mẫn cảm bệnh đốm lá trên 3 giống xà lách và ảnh hưởng nồng độ silic cung cấp qua rễ trong dung dịch dinh dưỡng và phun qua lá đến khả năng kháng bệnh đốm lá do Cercospora sp. trên xà lách thủy canh. Kết quả giống xà lách Rado 45 dễ mẫn cảm với bệnh đốm lá với tỷ lệ và trung bình diện tích lá bệnh cao nhất là 99,9% và 7,4%, khác biệt ý nghĩa so với giống Rado 357 và Romaine ở thời điểm 9 ngày sau khi chủng bệnh.
Nấm cộng sinh ( AMF) với thực vật là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh vai trò của nấm cộng sinh như thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trong điều kiện bất lợi của môi trường, ổn định cấu trúc và đặc tính sinh học của đất (Nguyễn Thị Giang, 2012). Các nghiên cứu của Anandaraj và cs. (1994) cho thấy AMF giúp tăng chất lượng cây hồ tiêu giống Panniyur-1 giai đoạn vườn ươm, giúp bộ rễ phát triển và hấp thu đầy đủ lân (P) (Thanuja và cs, 2002).
Cây dứa còn gọi là cây khóm hay cây thơm có tên khoa học Ananas comosus (Merr) thuộc họ Bromeliaceae, có tên khoa học là Ananas comosus (L) Merr, thuộc phân họ Bromelicideae, chi Ananas, loài comosus, là một loại quả nhiệt đới. Ở nước ta, dứa là một trong ba loại cây ăn quả hàng đầu gồm: chuối, dứa, cam quýt (Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2000). Tổng diện tích trồng dứa ở Việt Nam khoảng 36 nghìn ha với tổng sản lượng gần 620 nghìn tấn (FAO, 2017).
Bệnh thối hạt hay còn gọi là bệnh lép vàng do vi khuẩn Burkholderia glumae là bệnh gây hại năng suất quan trọng trên lúa ở nhiều quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam (Trung et al., 1993; Ham et al., 2011; Riera-Ruiz et al., 2014; Zhou, 2014). Bệnh thường xuyên gây hại trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt vào vụ Hè Thu và Thu Đông do mưa nhiều (Phạm Văn Kim, 2016).
Cây chanh leo (Passiflora edulis) hiện là cây ăn quả quan trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cây chanh leo đang bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh do virus. Các nghiên cứu gần đây tại Bộ môn Bệnh cây và Trung tâm Nghiên cứu Bệnh cây Nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), dựa trên giải trình tự gen các mẫu virus chanh leo thu thập tại Nghệ An, Lâm Đồng, Ninh Bình đã xác định được một potyvirus hoàn toàn mới và virus được đặt tên là Passiflora mottle virus (PaMoV).