Sắn (Manihot esculenta Crantz), thường được trồng để lấy tinh bột, là nguồn thực phẩm chính cho gần một tỷ dân số ở 105 quốc gia. Cây sắn đứng thứ 3 sau lúa và ngô về nguồn cung cấp hàm lượng carbohydrate cao, và là nguồn nguyên liệu thô phục vụ các ngành công nghiệp chế biến cơ bản (http://www.fao.org/ newsroom/en/news/2008/1000899/index.html).
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là nguồn nguyên liệu quan trọng sử dụng trong sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc, bột ngọt và Ethanol. Trên thế giới đã phát hiện gần 50 loại bệnh trên cây sắn gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm sắn; trong đó, bệnh khảm lá sắn (Cassava mosaic virus disease-CMD) là bệnh hại nguy hiểm. Nếu nhiễm bệnh vào giai đoạn đầu có thể làm giảm đến năng suất đến 90%, thậm chí không cho thu hoạch.
Nghiên cứu nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn Bacillus từ đất trồng Đinh lăng có khả năng đối kháng vi khuẩn Erwinia carotovora gây bệnh thối nhũn. Từ 30 mẫu đất vùng rễ cây Đinh lăng trồng tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã phân lập được 189 chủng vi khuẩn có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 100oC trong 10 phút. Trong đó đã tuyển chọn được 9 chủng có khả năng đối kháng vi khuẩn Erwinia carotovora M4 gây thối rễ, củ cây Đinh lăng với đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn 16 mm.
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp vì hiệu quả tác động nhanh, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc hóa học lại bộc lộ nhiều yếu điểm như khó phân hủy, để lại nhiều dư lượng trong đất và nông sản gây ảnh hưởng đến môi trường và ngày càng xuất hiện nhiều loài sâu hại kháng thuốc. Vì vậy mà việc nghiên cứu và tìm kiếm các loại thuốc sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho con người và các loại sinh vật khác ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn.
Vi khuẩn Bacillus velezensis hiện nay đang được quan tâm nghiên cứu bởi có nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng sản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại và giúp tăng năng suất cho cây trồng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của nấm Phytophthora sp. gây bệnh sương mai trên cây cà chua của các thành phần môi trường nuôi cấy vi khuẩn B. velezensis với mục đích phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm chế phẩm sinh học.
Cam quýt là một trong những loại cây ăn quả đặc sản của Việt Nam bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cam ở nước ta được chú trọng phát triển cam được xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương. Nhiều giống cam đặc sản được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) như Cam Sành Hà Giang, Tuyên Quang. Trong những năm gần đây diện tích trồng cam đang đứng trước nguy cơ suy giảm do thiệt hại năng suất, chất lượng bởi bệnh thối, rụng quả.
Cây xoài được coi là một trong những cây ăn quả quan trọng hàng đầu trong nghề trồng cây ăn quả trên thế giới (Paull và Daurate, 2011). Các vùng sản xuất xoài trọng điểm của Việt Nam nằm trong vùng địa lý có các điều kiện môi trường thích hợp cho nấm Colletotrichum phát triển như thời tiết nóng ẩm quanh năm và lượng mưa cao, kèm theo đó là kiến thức hiểu biết và cách quản lý bệnh thán thư còn hạn chế.
Cây thanh long (Hylocereus undulatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae) có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Đài Loan, miền Nam của Trung Quốc (Quảng Tây). Ở Việt Nam, thanh long được trồng nhiều nhất ở Bình Thuận và một số tỉnh như Tiền Giang, Long An, Kiên Giang. Hiện nay, thanh long cung được trồng ở nhiều tỉnh của miền Bắc như Ba Vì (Hà Nội), Quảng Ninh, Hòa Bình, Cao Bằng, v.v.
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath (RLT) là một trong những loài côn trùng hại chính trên lúa. Bằng cách chích hút nhựa cây lúa (cả rầy non và trưởng thành), rầy lưng trắng có thể gây hại cho cây lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn trỗ chín, làm cho cây lúa sinh trưởng chậm lại, ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí không cho thu hoạch. Ngoài gây hại trực tiếp, RLT còn là tác nhân truyền virus gây bệnh lùn sọc đen phương nam.
Trong ngành sản xuất lúa gạo, bệnh lem lép hạt là một loại bệnh rất phổ biến gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt giống và năng suất. Bệnh này do một số loại vi khuẩn và nấm gây ra như: Pseudomonas glumae, Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, … Trong đó, Curvularia lunata (C. lunata) là tác nhân quan trọng nhất, gây tổn thất đáng kể đến chất lượng và năng suất lúa (Sumanagala và cs. 2008).