Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33397186
VAAS sơ kết 6 tháng hoạt động KHCN và điều hành tại IAS
Thứ sáu, 28-06-2013 | 17:44:30

Ngày 28/06/2013, tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã tổ chức hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm và kế hoạch sáu tháng cuối năm 2013.

 

PGS. TS. Nguyễn Văn Bộ chủ trì  hội nghị

 

Hiện tại VAAS có 19 đơn vị thành viên (18 Viện/Trung tâm và Cơ quan Văn phòng VAAS). Năm 2013 các đơn vị của VAAS được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao kế hoạch thực hiện 206 nhiệm vụ với tổng kinh phí 178,966 tỷ đồng.

 

Trong sáu tháng đầu năm, VAAS đã thực hiện nhiều nghiên cứu cơ bản:

- Ứng dụng công nghệ gen và tế bào trong chọn tạo giống bưởi, cam quýt không hạt, giống mía, giống sắn và giống khoai lang.

- Áp dụng công nghệ gen thực vật trong nghiên cứu chuyển gen chịu hạn, kháng sâu, thuốc trừ cỏ vào cây ngô cho kết quả khả quan; Đã chuyển được gen GmMyb, GmGLP1vào đậu tương theo phương pháp nốt lá mầm, hiện đang tiến hành nuôi cấy để chọn lọc các cây ưu tú.

- Xây dựng qui trình chẩn đoán virus lùn sọc đen phương nam dựa trên RT-PCR.

- Sử dụng chỉ thị phân tử chọn được 6 dòng ưu tú mang gen kháng bệnh bạc lá được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn, tạo 100 hạt lai/3 tổ hợp F1 và 200 hạt lai/5 tổ hợp F2 trong chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn.

- Nghiên cứu giải mã genome lúa đã xác định được 750 SNPs, tìm được 30 marker CAPS và SSLP ở các giống lúa đã được giải mã; đã xây dựng website quản lý và chia sẻ dữ liệu genotype và phenotype của các giống lúa đã được giải mã.

- Xây dựng được bản đồ liên kết di truyền cây bông tứ bội với 26 nhóm liên kết, bao gồm tổng số 214 chỉ thị SSR, giá trị LOD≥3.

Trong nghiên cứu đất, phân bón và môi trường:

- Tạo phân khoáng nhả chậm thế hệ mới bằng phương pháp ứng dụng khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng vào mạng tinh thể LDHs; Sản xuất thử 07 loại phân hữu cơ khoáng thế hệ mới từ than sinh học.   

- Lựa chọn được 04 tổ hợp vi khuẩn đối kháng để sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh héo xanh cà chua và ớt; lựa chọn được 02 tổ hợp vi khuẩn sản xuất phân hữu cơ cho cà chua, các tổ hợp chủng vi khuẩn đối kháng, đảm bảo mật độ vi sinh vật có ích ≥ 106CFU và duy trì hoạt tính sinh học trong 04 tháng; nghiên cứu sản xuất 12 loại phân bón hỗn hợp NPK-PGA tại Nghệ An; 02 loại phân bón cho cây thuốc lá; sản xuất 4 tấn chế phẩm Compost maker, 40 lít chế phẩm vi sinh vật chức năng.

- Phát triển và ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý, xử lý và phục hồi môi trường, xử lý chất thải; phát triển và ứng dụng các mô hình phát triển nông sản an toàn, nghiên cứu các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH trong nông nghiệp. 

Trong công tác bảo tồn tài nguyên thực vật: tiếp tục bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật quốc gia với trên 20.000 nguồn gen thuộc Ngân hàng gen hạt giống,  2.211 nguồn gen cây sinh sản vô tính, 180 nguồn gen khoai môn - sọ, 132 mẫu nguồn gen cây ăn quả và 251 cây ăn quả, cây lâu năm đang được lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia. Ngoài ra trên 7.000 nguồn gen khác (cây ăn quả, cây lưu niên, cây công nghiêp) đang được lưu giữ tại các cơ quan màng lưới, đồng thời đã xây dựng các mô hình bảo tồn nguồn gen cây trồng trên đồng ruộng nông dân và trong vườn gia đình ở một số vùng sinh thái đặc trưng. Bảo quản thường xuyên 697 nguồn gen vi sinh vật, ngoài ra còn lưu giữ 814 nguồn vi sinh vật bao gồm 361 đơn bào tử nấm đạo ôn, 407 nguồn vi sinh vật gây bệnh và 46 nguồn vi sinh vật có ích.

 

Trong 06 tháng đầu năm 2013, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng của các đơn vị đã đạt được những thành tựu nổi bật, đã có 10 giống cây trồng mới được công nhận chính thức (giống lúa OM8101, OM 10041, AN26-1, lúa cạn LC 93-4, lúa lai HYT 108, HYT106, HYT124; ngô LVN092; mía ROC 26, mía HB 1) và 15 giống cây trồng được công nhận cho sản xuất thử (08 giống lúa (OM 8104, OM 6932, OM 10417, OM 9922, OM 5894, OM 8901, OM 6904, HDT 8); 2 giống ngô (NL77 và VN595); 01 giống vừng (VD11); 02 giống mía (K88-92, K88-200), 01 giống lạc kháng bệnh mốc vàng (L17); 01 giống đậu tương (ĐT 51)).

 

Các đơn vị trong VAAS đã chuyển giao cho sản xuất các loại giống cây trồng có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt gồm: trên 1.600 tấn giống lúa (thuộc các cấp: tác giả, siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận); trên 70 tấn giống lạc, đậu đỗ; 400 tấn khoai tây giống; 50 tấn dây khoai lang; 35 tấn dong riềng; 07 tấn sắn (hom giống); 50 kg hạt giống rau các loại (bí xanh, dưa lê, dưa chuột) và trên 5.000 cây ăn quả các loại cùng các cây giống khác như: cây cà phê vối ghép (350.000 cây), cây cà phê vối thực sinh (520.000 cây), cây bơ ghép (20.000 cây), hồ tiêu ươm bầu (40.000 bầu). Đã gieo ươm và cung cấp được trên 210.000 cây dâu giống F1- VH15 cho tỉnh Hải Dương. Đã chuyển giao trên 6.000 vòng trứng của 3 giống tằm là GQ9312, GQ1235 GQ2218 cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Sản xuất và cung ứng được trên 2.000 gói thuốc phòng trừ bệnh tằm, trong đó sản xuất được 200 gói thuốc sát trùng nhà và dụng cụ nuôi tằm;  200 gói thuốc rắc tằm con; 600 gói thuốc rắc tằm lớn và 1.000 gói thuốc KS4 và Eri cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

 

Hợp tác, chuyển giao sản phẩm KHCN với các doanh nghiệp: Tổng công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An, Công ty Vedan, Công ty TNHH một thành viên Quế Lâm Phương Bắc, Tổng công ty CP Đạm Phú Mỹ, Hội Khoa học Phát triển Nông thôn VN, Cty TNHH Phân bón Cao nguyên xanh, Công ty EVL. INC. của Canada … Ngoài ra, Viện còn chuyển giao các quy trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh cho các địa phương:

- Chế phẩm men ủ vi sinh hữu ích xử lý phế phụ phẩm thành phân bón hữu cơ: chuyển giao cho Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nội, Đăk Lăk, Đắc Nông, Bình Phước.

- Quy trình xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn đang được ứng dụng xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn tại Kontum, Bình Phước.

- Quy trình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ sinh học cho một số đối tượng cây trồng (lúa, lạc, ngô, đâu tương, rau) đang tiếp tục được nhân rộng tại Quỳ Hợp, Nghệ An;

- Quy trình tổng hợp ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học BVTV trong sản xuất rau an toàn đang được tiếp tục triển khai tại các địa phương tại Hà Nội, Hải Dương.

- Quy trình chứng nhận vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP đang được chuyển giao cho 12 tỉnh trên phạm vi cả nước.

- Quy trình sản xuất than sinh học từ phụ phẩm trồng trọt và các sản phẩm khác của Viện đang được chuyển giao thông qua 12 mô hình tại Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Hà Nam.

- Qui trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Phyto-PP1 trong phòng trừ nấm Phytophthora gây bệnh mất mủ cao su.

 

Công tác đào tạo sau đại học: Đã tuyển được 17 học viên cao học, 11 nghiên cứu sinh. Sáu tháng đầu năm năm 2013, VAAS đã tổ chức bảo vệ cấp Viện đối với 07 nghiên cứu sinh và bảo vệ cấp cơ sở đối với 03 nghiên cứu sinh khác.

Trở lại      In      Số lần xem: 1960

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD