Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33372434
Tăng cường khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu cho quả có múi

Nghiên cứu của Đại học Jaume I của Tây Ban Nha đã xác định các gien trong quả có múi mà công nghệ sinh học có thể cải thiện để đối phó với biến đổi khí hậu. Công trình nghiên cứu của Giáo sư Vicent Arbona đang thực hiện để tìm hiểu con đường của một hoóc-môn thực vật có thể giúp thực vật có khả năng chịu lũ. Kết luận của nghiên cứu đăng trên tạp chí Plant Molecular Biology.

Nghiên cứu của Đại học Jaume I của Tây Ban Nha đã xác định các gien trong quả có múi mà công nghệ sinh học có thể cải thiện để đối phó với biến đổi khí hậu. Công trình nghiên cứu của Giáo sư Vicent Arbona đang thực hiện để tìm hiểu con đường của một hoóc-môn thực vật có thể giúp thực vật có khả năng chịu lũ. Kết luận của nghiên cứu đăng trên tạp chí Plant Molecular Biology.

 


Một trong các điều kiện môi trường bất lợi làm xấu đi tác động của nóng lên toàn cầu là ngập lụt đất canh tác do mưa lớn. Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu trong phòng thí nghiệm một hoóc-môn thực vật, abscisic acid hoặc ABA, hoóc-môn ức chế sự tăng trưởng của tế bào thực vật, giúp cây chịu đựng tình trạng thời tiết thay đổi, và nhận thấy có phản ứng hoóc-môn cụ thể và phản ứng phân tử đối với lũ lụt.

 

Các nhà nghiên cứu tại Đại học UJI đã xác định được các gien có liên quan tới tín hiệu trung gian của hoóc-môn nói trên và nhân bản chúng – loại bỏ và cô lập chúng ra khỏi cây để nghiên cứu sâu hơn.

 

Phản ứng hoóc-môn thực vật này, ở cấp độ sinh hóa, có vẻ như được kiểm soát và đặc trưng cho loại sức ép này, cũng như đặc trưng cho rễ, trực tiếp tiếp xúc với đất ngập nước. Mặt khác, ở cấp độ phân tử, các nhà nghiên cứu nhận thấy có một phản ứng cụ thể gắn liền với các mức hoóc-môn trong mô, có nghĩa là cây trồng có thể biết được loại sức ép nào đang phải chịu và tạo ra các phản ứng sinh lý phù hợp nhất để chống lại.

Cây cam với khả năng chống chọi cao đối với sức ép

Bước tiếp theo trong dòng điều tra này là tìm hiểu phản ứng của tế bào ở mức độ phân tử như thế nào, giữa các gốc rễ của cây bị ngập khi không có mặt hoóc-môn, điều này sẽ tạo ra một mô hình phản ứng, đường dẫn tín hiệu sẽ đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, kiến ​​thức cơ bản về đường dẫn tín hiệu này được tổ chức như thế nào và vai trò chính của nó trong việc chống lại ngập lụt là bước đầu tiên hướng tới sản xuất công nghệ sinh học của cây có múi có khả năng đề kháng với loại sức ép này.

 

Giáo sư Vicent Arbona thuộc khoa Khoa học Nông nghiệp và Thế giới Tự nhiên, Đại học Jaume I và phát triển nghiên cứu của mình trong nhóm Điều tra Sinh thái và Công nghệ Sinh học, do giáo sư Aurelio Gómez Cadenas quản lý. Trong số các dòng điều tra chính của nhóm này là các phản ứng và cơ chế đề kháng của cây có múi và các cây trồng khác đối với các tình trạng căng thẳng phi sinh học như hạn hán, lũ lụt hoặc nhiễm mặn, và kiểm soát hoóc-môn,  của chúng. Các nhà khoa học cũng áp dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học như trồng in vitro và đo sự thay đổi trao đổi chất của thực vật như một phản ứng đối với căng thẳng.

 

M.H - Mard, theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 762

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD