Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33196567
Tuần tin khoa học 245 (26/9-2/10/2011)

Lúa gạo là nguồn lương thực căn bản của một nửa dân số trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hạt gạo sau khi được đánh bóng đã thiếu hụt lượng dưỡng chất quan trọng như sắt, kẽm và beta carotene cho người tiêu dùng.

Cây lúa chỉ hấp thu sắt từ đất mà ở đó sắt hòa tan rất thấp. Alexander Johnson và ctv. thuộc ĐH Melbourne, Australia đã thực hiện một nghiên cứu giúp cây lúa liên tục hấp thu sắt không chỉ trong tình trạng hàm lượng sắt thấp. Họ đã cho thể hiện ba gen thuộc họ OsNAS. Chúng được biết như các gen mã hóa việc sản sinh ra nicotianamine (NA), một hóa chất tự nhiên có trong thực vật giúp cây hấp thu và vận chuyển sắt. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá tính hữu dụng của mỗi gen đối với sự kiện dinh dưỡng sắt (iron biofortification) thông qua phương pháp chuyển nạp đơn gen (single-transgene). Hai dòng thể hiện OsNAS2 có hàm lượng sắt tăng cao gấp 4 lần bình thường. Đặc điểm gia tăng này được lập bản đồ di truyền chi tiết mà chưa có tiền lệ. Người ta sử dụng phổ sắc ký huỳnh quang có tên là synchrotron X-ray fluorescence. Người ta định tính được 90 dòng chuyển gen có biểu hiện các gen như vậy. Điều đó đã chứng minh được rằng ba gen này không những làm tăng hàm lượng sắt mà còn tăng hàm lượng kẽm. Theo kết quả như vậy, các giống lúa thể hiện từng gen đơn OsNAS có thể tạo ra giải pháp ổn định có tính di truyền để khắc phục sự thiếu sắt và kẽm; mà sự khiếm dưỡng này đang là vấn đề phổ biến của thế giới. Xem chi tiết http://dx.plos.org/10.1371/journal.pone.0024476.

Thúc đẩy sự biểu hiện gen  trong cây lúa GE bằng cách sử dụng 3′-UTRs

Sự biểu hiện và tích tụ các protein tái tổ hợp trong tế bào thực vật được kiểm soát bởi cả hai mức độ phiên mã và sau khi phiên mã. Vùng chưa dịch mã 3’ được ký hiệu là 3’-UTR (được viết tắt từ chữ 3′ untranslated regions) là những chuỗi trình tự quan trọng kiểm soát sự thể hiện gen. Wen Jing Li và ctv. thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc đã nghiên cứu: 3′-UTRs của 9 gen mã hóa protein dự trữ trong hạt (SSP genes được viết tắt từ chữ seed storage protein genes) có ảnh hưởng đến sự thể hiện gen. Họ đánh giá khả năng của các gen này trong trường hợp muốn tăng cường sự thể hiện gen của hạt lúa biến đổi gen (GE rice). Kết quả cho thấy 3′-UTRs có thể tăng cường sự thể hiện của reporter gene bằng cách gia tăng sự kiện tích tụ phân tử mRNA và có thể đây là những ứng cử viên đầy tiềm năng trong việc tạo ra các protein tái tổ hợp quan trọng của cây lúa GE. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng những gen như vậy còn thể được dùng làm những terminators đối với việc chuyển nạp nhiều gen vào cây lúa và cây mễ cốc khác để tránh hiện tượng im lặng gen do tương đồng (homology-based gene silencing). Bài viết được đăng trên tạp chí Transgenic Research http://www.springerlink.com/content/530964n038313085/

Ảnh hưởng của qui mô đồng ruộng trên dòng chảy gen cây bắp thông qua phân tích SSR

Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ thụ phấn chéo là kích thướng tương đối của hạt phấn cho và cánh đồng của cây nhận. Để nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này, M. Palaudelmas và ctv. thuộc Genomica i Biotecnologia, IRTA, Tây Ban Nha đã thiết kế một phân bố không gian với bốn giống bắp vàng GM và làm ra các cánh đồng có qui mô lớn nhỏ khác nhau duy trì một khoảng cách nhất định giữa cánh đồng trồng bắp bàng GM và bắp trắng không phải GM. Họ thu thập các mẫu hạt thụ phấn chéo giữa bắp vàng và bắp trắng ở các khoảng cách xa gần khác nhau trên một lát cắt ngang theo hướng gió nhằm phân lập nguồn gốc của những hạt phấn thông qua phân tíchSSR. Theo dữ liệu này, họ làm rõ chức năng trong sự kiện dòng chảy của gen (gene flow) xuất hiện trên bờ ruộng. Đây là số liệu vô cùng có ích dự đoán được phần trăm GM có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào. Người ta còn sử dụng để dự báo hàm lượng GM tổng số trên đồng ruộng do lai chéo. Kết quả phân tích SSR cho thấy khi thay đổi kích thước của ruộng cho phấn rõ ràng nó có ảnh hưởng nhất định đến phần trăm GMO phát hiện được, ảnh hưởng này ở mức trung bình. Nghiên cứu như vậy chứng minh rằng tăng gấp đôi kích thước đồng ruộng cho phấn sẽ tạo ra sự gia tăng tương ứng hàm lượng GM của ruộng nhận phấn hoa là 7%. Xem chi tiết http://www.springerlink.com/content/e1201v05934p8313/.

Ong là “monitor” của môi trường

Trong cây thụ phấn chéo, ong mật chính là những máy phát hiện (monitor) về môi trường tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu của ĐH Wageningen mà dẫn đầu là Sjef van der Steen đã sử dụng ong mật để đo lường nồng độ kim loại trong hai khu vực của Hà Lan. Tuy nhiên, việc đo lường này không cho biết nguồn gốc của ô nhiễm là tại nơi đâu. Xem để tìm nguyên bản tài liệu gốc http://www.wur.nl/UK/newsagenda/news/Bees_are_good_informers.htm

Mạng lưới xã hội và Cơ sở dữ liệu vi khuẩn đường ruột

Phòng thí nghiệm sinh học phân tử Châu Âu tại Liên Bang Đức phát triển tổ chức MyMicrobes, một mạng lưới xã hội mời mọi người tham gia giải trình tự vi khuẩn đường ruột (gut bacteria sequence). MyMicrobes là khái niệm đề ra của tập thể các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng con người đang bị xếp vào 3 nhóm hoặc ba enterotypes trên cơ sở di truyền của các vi khuẩn ký sinh đường ruột. Chính những marker di truyền chuyên tính với vi khuẩn liên kết chặt chẽ với sự kiện béo phì và nhiều bệnh khác. Họ nghi ngờ rằng chính các enterotypes đường ruột này co thể ảnh hưởng đến phản ứng của người đối với dược phẩm và thực phẩm. Hiện nay, có hơn 100 thành viên tham gia cung cấp dữ liệu và mục tiêu phải đạt là 5.000 thành viên tham gia mới có được kết quả ý nghĩa thực sự về thống kê. Xem chi tiết http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=social-network-wants-to-sequence.

Giống mèo nhà biến đổi gen giúp người ta nghiên cứu bệnh AIDS

Nghiên cứu giống mèo nhà đã và đang giúp các nhà khoa học hiểu được đặc điểm sinh lý học và di truyền học của động vật, bao gồm cả người với hệ não bộ phức tạp. Khả năng áp dụng của biến nạp gen vào mèo rất quan trọng để thực hiện khả năng riêng biệt như vậy trên động vật có hệ não bộ tinh vi, tạo thuận lợi cho nghiên cứu sức khỏe người và mèo. Cả người và mèo đều có thể bị nhiễm virus AIDS. Virus này nhiễm chuyên tính theo từng loài với những yếu tố hạn chế đặc biệt. Pimprapar Wongsrikeao và ctv. thuộc Mayo Clinic College of Medicine, Hoa Kỳ đã du nhập gen mã hóa một yếu tố hạn chế như vậy. Lần đầu tiên, phương pháp tạo ra biến nạp theo kiểu “gamete-targeted” (lấy giao tử làm mục tiêu) được thực hiện trên loài ăn thịt sống (carnivore). Những phát hiện này đã cho thấy không có những kết quả biến đổi gen giống nhau, sự thể hiện gen khá rộng, không có hiện tượng khảm (mosaicism) và không có sự kiện im lặng ở F1. Mèo biến đổi gen với các tế bào bạch cầu (white blood cells) chống lại hiện tượng tự tái bản của virus gây thiếu hệ miễn dịch trong mèo (feline immunodeficiency virus). Khả năng này đối với sự kiện điều hòa genome trong thí nghiệm của một loài nhiễm bệnh AIDS, có thể được áp dụng để xét nghiệm các yếu tố hạn chế đối với liệu pháp chữa HIV bằng gen. Nó còn có thể được ứng dụng để hình thành nên các mô phỏng chữa trị bệnh khác có tính lây nhiễm hoặc không có tính lây nhiễm. Xem chi tiết http://www.nature.com/nmeth/journal/vaop/ncurrent/full/nmeth.1703.html.

Thông Báo

 

Hội nghị quốc tế về bệnh cây vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới năm 2012

Hội nghị quốc tế về bệnh cây vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới năm 2012 được tổ chức vào ngày 7-10 tháng Hai 2012 tại Chiang Mai, Thailand. Xem chi tiết  http://www.tps.or.th/TPS2012/

Đại Hội Công Nghệ Sinh Học Châu Âu 2012

Đại Hội CNSH Châu Âu sẽ được tổ chức tại Istanbul, Thổ nhị Kỳ vào ngày 23-26 tháng Chín 2012. Cơ quan chủ trì: Turkish Biotechnology Association. Xem  http://www.ecb15.org để cập nhật sự kiện.

Hội nghị 2012: Lorne Genome

Hội nghị Lorne Genome 2012 sẽ được tổ chức vào ngày 12-14 tháng Hai 2012 tại Venue Mantra Erskine Beach Resort, Victoria, Australia. Nội dụng tập trung: các sự kiện về tổ chức và thể hiện của genome, genomics có tính chất so sánh và có tính chất tiến hóa, epigenomics (biểu sinh học về genome), công nghệ chính xác và hiện đại trong nghiên cứu genome, genome informatics, Genomics về quần thể và bệnh, điều hòa RNA, cơ chế điều hòa phiên mã và mạng lưới nghiên cứu, cấu trúc nhiễm sắc thể, sửa lỗi DNA. Hạn chót đăng ký ngày 30-10-2011. Liên hệ http://www.nature.com/natureevents/science/events/12330-2012_Lorne_Genome_Conference

Trở lại      In      Số lần xem: 3264

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD