Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33357319

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:41:46

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella được tiến hành từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014 tại Viện Cây ăn quả miền Nam và tại xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Kết quả ghi nhận thành trùng sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella có màu vàng xám đến nâu đậm. Con đực có râu hình răng lược còn con cái có râu hình sợi chỉ. Trứng có hình oval, màu trắng hơi phồng lên rồi chuyển sang màu hồng.

Thứ tư, 30-11-2016 | 12:02:13

Trong một thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc giải trình tự gen và xây dựng bản đồ điểm đa hình đơn nucleotide (SNP) có độ phân giải cao đã làm sáng tỏ nhiều yếu tố di truyền ở nhiều loại cây trồng, đặc biệt là ở cây lúa (Oryza sativa). Đối với các tính trạng nông học phức tạp như năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu của một quần thể lúa thì nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen (GWAS – Genome Wide Association Study) là công cụ vô cùng hữu hiệu.

Thứ năm, 24-11-2016 | 08:31:51

Thí nghiệm nghiên cứu hiệu quả của một số phương pháp tưới nước và bón phân đến năng suất, chất lượng mía ở vùng Đông Nam bộ được trồng trong vụ đông xuân vào tháng 10/2013 trên đất xám bạc màu tại xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy tưới nước ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mọc mầm, sức tái sinh, sức đẻ nhánh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất mía. Mía được tưới cho năng suất thực thu > 105 tấn/ha và năng suất quy 10 CCS > 113 tấn/ha ở cả vụ mía tơ và gốc 1.

Thứ năm, 24-11-2016 | 08:28:20

Với sản lượng hàng năm hơn 1,7 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,6 tỷ USD, cà phê được coi là một trong những cây trồng chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống sản xuất cà phê vẫn tiềm ẩn yếu tố kém bền vững do tình trạng sử dụng lãng phí và chưa hợp lý các nguồn tài nguyên và vật tư đầu vào. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho cà phê để phổ biến ra sản xuất là rất quan trọng, đặc biệt với tình tình giá cả bấp bênh, môi trường canh tác suy thoái và chi phí sản xuất ngày càng cao.

Thứ năm, 24-11-2016 | 08:25:23

TAL effector là một protein tiết loại 3 đặc trưng cho chi Xanthomonas gây bệnh rộng rãi trên nhiều loại cây trồng khác nhau và chúng có vai trò quyết định trong tương tác đặc hiệu vi khuẩn và cây chủ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ một vài TAL effector riêng lẻ có khả năng quyết định độc tính của vi khuẩn Xanthomonas thông qua việc hoạt hóa các gen nhiễm.

Thứ hai, 17-10-2016 | 08:14:14

Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được thực hiện tại 4 tỉnh ĐBSH: Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và 4 tỉnh đồng bằng sông ĐBSCL: Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Số liệu về năng suất tiềm năng của cây lúa vùng ĐBSH và ĐBSCL được tính toán bằng mô hình DSSAT theo các kịch bản BĐKH B1, B2 và A2

Thứ năm, 13-10-2016 | 08:29:14

Kết quả nghiên cứu khả năng tích lũy Pb và Cd trong các bộ phận của cây cà chua cho thấy dư lượng Pb, Cd trong các bộ phận của cây đều tăng khi hàm lượng của chúng trong đất tăng lên. Mặt khác, mức độ tích lũy cũng có sự khác nhau giữa các bộ phận của cây. Mức độ tích lũy Pb trong lá cà chua là cao nhất, sau đó đến thân, rễ và thấp nhất là trong quả.

Thứ ba, 11-10-2016 | 08:06:34

Báo cáo trình bày một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục”. Mục tiêu nhằm xác định được yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất lúa ĐBSCL (bao gồm 4 nhóm đất). So sánh giữa các tính chất đất hiện tại với sự biến động các tính chất này trong 40 năm qua, pHKCl của các nhóm đất hiện đều ở mức thấp, đặc biệt là nhóm đất phèn.

Thứ hai, 10-10-2016 | 05:54:29

Trong 2 năm 2014-2015, đề tài đã ứng dụng than sinh học được chế biến từ vỏ cà phê và phân hữu cơ khoáng thế hệ mới chuyên dùng cho cây cà phê trong canh tác cây cà phê chè (Arabica) tại Đăk Nông. Kết quả cho thấy bón bổ sung 1.500kg/ha than sinh học cho cà phê chè đã làm tăng năng suất cà phê 24,04%, lợi nhuận tăng 26,9 triệu đồng/ha. Bón phân hữu cơ khoáng thế hệ mới chuyên dùng cho cây cà phê giúp tiết kiệm 30% lượng phân bón khuyến cáo (240kg N – 80kg P205 – 240kg K20)/ha đồng thời tăng năng suất cà phê 18,31%, giúp tăng thêm lợi nhuận 17,47 triệu đồng/ha/vụ.

Thứ hai, 03-10-2016 | 08:16:19

Cà chua là loại rau quả được trồng với diện tích lớn thứ hai trong các loại rau và được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Diện tích sản xuất cà chua trên thế giới năm 2013 đạt 5,2 triệu ha, sản lượng 129,8 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 24,7 tấn/ha. Tại Việt Nam, cà chua được trồng và tiêu thụ rất phổ biến. Diện tích trồng cà chua những năm gần đây vào khoảng 23-25 ngàn ha, các tỉnh phía Nam ước đạt 9.000 ha, chiếm khoảng 40% diện tích trồng cà chua cả nước.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD