Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  32990777
Vương nam trung. 2011. Xác định nhu cầu năng lượng, amino acid tiêu hóa cho Lợn Yorkshire làm giống ở các cơ sở sản xuấtt. Luận án Tiến Sĩ. Viện KHKTNN Miền Nam.
Thứ năm, 02-02-2012 | 08:11:59

trung.vn@iasvn.org

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định nhu cầu năng lượng, axít amin tiêu hóa biểu kiến của lợn Yorkshire thuần ở các giai đoạn đực, cái hậu bị, mang thai, nuôi con và đực giống làm việc.

         Ở thí nghiệm tiêu hóa, 8 heo đực Yorkshire (35 kg/con) được bố trí ngẫu nhiên cho 8 khẩu phần thí nghiệm (cám gạo, tấm gạo, ngô, cám mì, ĐT, khô ĐT, bột cá, KPCS) . Sử dụng phương pháp thu phân tổng số và cách thức sai biệt trong tính toán. Kết quả cho thấy giá trị năng lượng tiêu hóa cao nhất ở bột đỗ tương (3556 kcal DE /kg) sai biệt rõ rệt so với cám gạo, cám mỳ, khô đỗ tương và bột cá (3260; 3212; 3242; 3217 kcal DE /kg) nhưng chưa sai khác so với tấm gạo và ngô (3382; 3348 kcal DE /kg). Tỷ lệ tiêu hóa protein, lysine tốt nhất ở bột cá và khô đỗ tương (85,03; 81,29 % và 85,41; 83,57%), sai khác rõ rệt so với cám gạo, tấm gạo, ngô, cám mì (69,31; 69,03; 75,85; 68,56 % và 71,17; 73,42; 68,26; 68,72 %) nhưng chưa sai khác so với đỗ tương (80,30; 82,91 %). Trong khi đó, tỷ lệ tiêu hóa axít amin có lưu huỳnh tốt nhất ở khô đỗ tương (83,95 %) và thấp nhất ở cám mỳ, ngô (68,23; 67,77 %).

 Nhằm xác định nhu cầu năng lượng và axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn cái hậu bị, 96 lợn Yorkshire 70 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức. NT1: ăn tự do 2 giai đoạn; NT2: tự do giai đoạn 1, hạn chế giai đoạn 2; NT3: hạn chế giai đoạn 1, tự do giai đoạn 2; NT4: hạn chế 2 giai đoạn. Chế độ ăn hạn chế bằng 85% so với ăn tự do. Số mẫu máu được thu thập là 48 mẫu ở các thời điểm 90; 150; 180 ngày tuổi và ngày 0; 3; 10 kể từ khi động dục để xác định hàm lượng oestradiol và progesterone. Kết quả cho thấy chế độ ăn tự do giai đoạn 1 và hạn chế giai đoạn 2 đã tiết kiệm 12,5% lượng thức ăn tiêu thụ, nhưng không ảnh hưởng tới động thái kích dục tố oestradiol và progesterone cũng như năng suất sinh sản của lợn nái.

Trong thí nghiệm xác định nhu cầu năng lượng và axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn nái mang thai có thể trạng khác nhau, 72 lợn nái Yorkshire (24 lợn cho mỗi cấp thể trạng gầy, trung bình và béo) được bố trí ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức tương ứng với 4 mức năng lượng, axít amin tiêu hóa ăn vào hàng ngày. Kết quả ghi nhận mức năng lượng và lysine tiêu hóa thích hợp hàng ngày cho lợn mang thai có thể trạng gầy, trung bình, béo tương ứng là 8.160-12,0; 6.800-10,0 và 5.400 kcal DE-8,0 g lysine cho giai đoạn 84 ngày đầu mang thai và 10.200-15,0; 8.500-12,5 và 6.800 kcal DE; 10,0 g lysine cho giai đoạn 30 ngày cuối thai kỳ.

Để xác định nhu cầu năng lượng axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn nái nuôi con, 24 lợn nái Yorkshire giống thuần giai đoạn nuôi con được bố trí ngẫu nhiên vào 4 nghiệm thức. NT1: 3.000-0,65; NT2: 3.150-0,75; NT3: 3.300-0,85; NT4: 3.450 kcal DE/kg -0,95% Lys tiêu hóa. Lợn được cho ăn tự do ở giai đoạn nuôi con. Kết quả cho thấy mật độ dinh dưỡng phù hợp cho lợn Yorkshire giai đoạn nuôi con là 3.300 kcal DE và 0,85% lysine tiêu hóa /kg tă.

Ở thí nghiệm trên lợn đực hậu bị, 18 lợn đực Yorkshire 90 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 3 nghiệm thức là NT1: 100%; NT2: 90%; NT3: 80% nhu cầu năng lượng, axít amin theo NRC (1998). Cho ăn tự do tới 150 ngày tuổi sau đó hạn chế ở mức 2kg/lợn/ngày. Xác định hàm lượng testosterone trong 18 mẫu máu ở 90 và 180 ngày tuổi. Kết quả thí nghiệm cho thấy giảm 10% mật độ dinh dưỡng khẩu phần không ảnh hưởng tới động thái kích dục tố testosterone và sức sản xuất tinh của lợn đực hậu bị.

Khi xác định nhu cầu protein và axít amin tiêu hóa hàng ngày cho lợn đực trưởng thành có tần suất phối khác nhau, 36 lợn đực Yorkshire 18-24 tháng tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 12 nghiệm thức theo kiểu thí nghiệm 2 yếu tố bao gồm mật độ dinh dưỡng khẩu phần (4 mức độ) và tần suất khai thác tinh dịch (3 mức độ). Thời gian làm quen với thức ăn thí nghiệm là 6 tuần, mức ăn 2,0 kg/con/ngày. Kết quả cho thấy mật độ dinh dưỡng phù hợp cho lợn đực ở các tần suất khai thác 1 lần /tuần; 2 lần /tuần và 3 lần /tuần tương ứng là 12,5% – 0,65%; 13,5% – 0,75% và 14,5% protein tiêu hóa – 0,85% lysine tiêu hóa.

Trở lại      In      Số lần xem: 4645

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD