Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  33451160

Thứ tư, 16-09-2020 | 06:22:58

Giống điều LBC5 được chọn lọc từ tổ hợp lai ( TL11/2 ˟ PN1) bằng phương pháp chọn lọc cá thể con lai hữu tính, sau đó nhân thành dòng vô tính từ năm 2010 đến năm 2018 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Điều. LBC5 có các đặc điểm: Thời gian ra hoa lần đầu là 18 tháng sau khi trồng; năng suất hạt ở năm thứ 3 sau trồng đạt 1,08 tấn/ha, năm thứ 6 sau trồng đạt 3,55 tấn/ha; kích cỡ hạt trung bình 140 hạt/kg; tỷ lệ nhân 30,6%; cây sinh trưởng khỏe, tán trung bình, phát tán đồng đều, có thể ra hoa 3 - 4 đợt trong một vụ, LBC5 có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái vùng Đông Nam bộ.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:29:56

Từ 325 hạt điều lai được đưa vào đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều, từ năm 2010 - 2012, đã tuyển chọn được 15 con lai LBC1, LBC2,..., LBC15 đưa vào thí nghiệm khảo nghiệm sơ bộ. Kết quả so sánh sơ bộ 15 dòng điều vô tính từ năm 2012 - 2020 cho thấy: 18 tháng sau trồng, tất cả các dòng đã ra hoa, đậu quả. Ba năm sau trồng đã tuyển chọn được hai dòng điều: LBC5 cho năng suất hạt cao nhất 1,14 tấn/ha,kế đến là dòng LBC1 đạt 0,96 tấn/ha.

Thứ ba, 16-01-2024 | 08:48:37

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng nhân chồi in vitro từ cành non của giống điều AB0508. Nghiên cứu đã so sánh ảnh hưởng của agar và phytagel kết hợp với chất chống oxy hóa Poly Vinyl Pyrrolidone (PVP) và than hoạt tính để giảm sự hóa nâu do các hợp chất phenolic trong mẫu gây ra. Kết quả cho thấy, sử dụng môi trường nuôi cấy MS, bổ sung đường 30 g/L, Phytagel 2,25%, PVP 1 g/L, nuôi cấy trong điều kiện chiếu sáng 16 giờ với cường độ ánh sáng 45 - 55 µmol m-2 s-1 cho tỷ lệ hóa nâu của mẫu thấp nhất và tỷ lệ sống tốt nhất (27,12%).

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD