Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Lúa là cây lương thực ngắn ngày có giá trị kinh tế và xuất khẩu chính yếu trong nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Vài thập kỷ gần đây, chế phẩm vi sinh vật nói chung và phân vi sinh vật nói riêng đã được người nông dân biết đến (Nguyễn Đường và Võ Xuân Thành, 1999). Hoạt động của bộ rễ lúa làm tiết ra một số chất hữu cơ có tác dụng thu hút vi sinh vật. Vi khuẩn dị dưỡng, vi khuẩn hảo khí không sinh bào tử và Azotobacter tập trung nhiều trên các rễ lúa còn non.
Chất hữu cơ trong đất là chất được hình thành do sự phân huỷ xác thực vật như thân, lá, rễ, v.v..., cơ thể vi sinh vật (VSV) và động vật đất. VSV phân giải chất hữu cơ tạo ra nhóm chất mùn không đặc trưng, chiếm 10-20% tổng số, gồm các hợp chất các bon, hidrocacbon, axit hữu cơ, rượu, este, anđehit, nhựa, ...
Dendrobium là một trong hai giống lan cắt cành có quy mô lớn, chiếm 39,6%, chỉ sau giống Mokara với 44,8% do chúng dễ chăm sóc, tiêu thụ và phù hợp với điều kiện nhiệt đới như khu vực phía Nam (ĐNB, ĐBSCL, DHNTB). Song, sản lượng lan cũng chỉ mới đáp ứng khoảng 15% nhu cầu thị trường, còn lại đa số vẫn phải nhập khẩu. Những nghiên cứu trước đây về phân bón với Dendrobium mới dừng ở những nghiên cứu độc lập về ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng hay phân bón mà thiếu sự liên kết giữa chúng.
Một số nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của một số nguyên tố trung và vi lượng đến năng suất và chất lượng của một số cây trồng cho thấy: Trên đất bạc mầu bón Ca có thể làm tăng năng suất lạc 11,0%, đậu tương đông 17,2 - 27,3%; Bón Mg làm tăng năng suất lạc 11,3%, đậu tương đông 16,9%, đậu tương xuân 7,3%; Bón Mo làm tăng năng suất: Đậu tương đông 12,1%, đậu tương xuân 25.3%,; Bón B làm tăng năng suất: 21,2% đậu tương đông... Về chất lượng, một số nghiên cứu cho thấy bón Ca cho lạc làm tăng tổng lượng protein và dầu trong hạt, bón Mg làm tăng cả năng suất và chất lượng búp chè...
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã chỉ ra được vai trò của việc bón kết hợp giữa phân hữu cơ và phân khoáng đối với cây trồng (đặc biệt đối với cây trồng trên đất bạc màu). Tuy nhiên những nghiên cứu đó chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa phân bón và việc vùi lại phụ phẩm nông nghiệp cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau, việc trả lại phụ phẩm nông nghiệp cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau trong nhiêu năm sẽ có tác dụng như thế nào đối với năng suất nông sản và độ phì nhiêu của đất bạc màu.
Theo IFA (2013), hiện nay chỉ thống kê được 3 nước sản xuất FMP là: Trung Quốc, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên với khối lượng 355 ngàn tấn P2O5, trong khi đó: Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil và Nga sử dụng loại phân bón này (bảng 1). Theo Nguyễn Huy Phiêu (2014), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc sản xuất và sử dụng FMP với tỉ lệ 15% trong số các loại phân lân. Tuy nhiên, IFA cho rằng: khối lượng FMP do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất để tiêu thụ nội địa nhưng thực tế không phải.
Phân lân là một trong ba loại phân bón đa lượng chủ yếu cho cây trồng. Nước ta lại có nguồn quặng apatít dồn dào để sản xuất phân lân nung chảy (FMP), superphosphate đơn (SSP), diamonium phosphate (DAP) và dicalcium phosphate (DCP). Mỗi loại phân lân này có những đặc tính riêng trong mối quan hệ với hệ sinh thái thổ những, cây trồng với khí hậu ở nước ta. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm phân lân nung chảy và cơ sở khoa học của việc sử dụng hiệu quả loại phân này.
Vi sinh vật (VSV) phân giải lân là các VSV có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành dễ tiêu đối với cây trồng. Hoạt tính phân giải lân được xác định định tính thông qua vòng phân giải lân trên môi trường nuôi cấy đặc chứa hợp chất phốt pho khó tan hoặc định lượng thông qua lượng lân hòa tan được hình thành trong môi trường nuôi cấy lỏng. Kết quả nghiên cứu xác định một số VSV có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng lân khoáng cho cây trồng.
Mục Tiêu:
- Tìm ra chế phẩm sinh học phù hợp và kỹ thuật áo vi sinh hiệu quả đảm bảo tỷ lệ vi sinh còn sống cao trong thành phẩm, nhằm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm bằng biện pháp sinh học.
- Tạo ra phân bón Urea áo vi sinh có tác dụng nâng cao hiệu quả phân đạm và lân, tiết kiệm chi phí phân bón, tăng năng suất cây trồng và giảm tác động ảnh hưởng đến môi trường.
Lịch sử phát triển nông nghiệp ở mọi quốc gia đều gắn liền với lịch sử nghiên cứu đất và sử dụng phân bón. Sử sách đã ghi nhận, từ 3000 năm trước công nguyên Trung Quốc đã sử dụng chất hữu cơ bón ruộng. Ở Việt Nam, từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên đã bắt đầu phân hạng ruộng đất để đánh thuế và ứng dụng chất hữu cơ trong canh tác (Lê Quý Đôn, 1773).