Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  34310830
Lãng phí phân bón trong canh tác lúa mì: Một cuộc khủng hoảng lân?

Các thí nghiệm được công bố trên tạp chí Food and Energy Security của các nhà khoa học tại Đại học Queen Mary, London và Vườn bách thảo Hoàng gia cho thấy chúng ta đang lãng phí một lượng lớn lân trên toàn cầu. Bằng cách nghiên cứu trồng lúa mì trong chậu, họ chỉ ra rằng lúa mì sử dụng phân đạm và lân theo tỷ lệ 21 nguyên tử nitơ trên một nguyên tử phốt pho và bất kỳ nitơ hoặc phốt pho nào nằm ngoài tỷ lệ này đều bị lãng phí.

 

Nhu cầu dự kiến ​​về N và P cho các thành phần khác nhau của bộ máy quang hợp (tức là thu giữ ánh sáng, vận chuyển electron và đồng hóa CO2). Giới hạn N (màu xanh lá cây) và giới hạn P (màu xanh lam) được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác nhau của quá trình quang hợp. Nguồn: Food and Energy Security (2024). DOI: 10.1002/fes3.564.

 

Các thí nghiệm được công bố trên tạp chí Food and Energy Security của các nhà khoa học tại Đại học Queen Mary, London và Vườn bách thảo Hoàng gia cho thấy chúng ta đang lãng phí một lượng lớn lân trên toàn cầu.

 

Bằng cách nghiên cứu trồng lúa mì trong chậu, họ chỉ ra rằng lúa mì sử dụng phân đạm và lân theo tỷ lệ 21 nguyên tử nitơ trên một nguyên tử phốt pho và bất kỳ nitơ hoặc phốt pho nào nằm ngoài tỷ lệ này đều bị lãng phí. Những phát hiện này chỉ ra rằng việc giảm đáng kể lượng phốt pho đầu vào sẽ không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà sẽ bảo vệ đa dạng sinh học, cắt giảm chi phí, bảo tồn nguồn tài nguyên quan trọng này và cải thiện sức khỏe của hệ sinh thái.

 

Lúa mì là cây lương thực quan trọng trên toàn cầu, cung cấp 20% dinh dưỡng cho con người. Nghiên cứu về cây lúa mì trồng trong chậu cho thấy chúng cần đạm và lân theo tỷ lệ 21:1. Đạm hoặc lân dư thừa sẽ bị lãng phí vì nó không làm tăng năng suất lúa mì. Mô hình này có thể áp dụng cho tất cả các loại cây trồng.

 

Hiện nay, bón phân toàn cầu sử dụng có tỷ lệ N:P là 2,1:1 đến 4,3:1, vượt xa mức tối ưu. Lượng phân bón thừa này tích lũy trong đất và các nguồn nước, gây hại cho môi trường và làm tăng chi phí cho người nông dân và người tiêu dùng.

 

Không giống như đạm, lân là nguồn tài nguyên hữu hạn cần thiết để nuôi sống dân số ngày càng tăng. Nếu những phát hiện này ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp, việc cắt giảm mạnh lượng lân có thể mang lại lợi ích cho người nông dân, môi trường và xã hội mà không ảnh hưởng đến năng suất.

 

Giáo sư Andrew Leitch từ Đại học Queen Mary, London cho biết: “Tiêu thụ phân bón tăng đang đẩy giá thực phẩm lên cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chúng ta đang sử dụng quá nhiều phân đạm trong tương quan với lân, dẫn đến lãng phí, ô nhiễm và chi phí cao hơn”.

 

Giáo sư Mark Trimmer từ Đại học Queen Mary, London cho biết thêm: “Việc chảy tràn phân bón đang gây hại môi trường của chúng ta. Giảm lượng lân đầu vào có thể cải thiện đáng kể đa dạng sinh học và sức khỏe hệ sinh thái mà không ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng”.

 

Tiến sỹ Ilia Leitch tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew nhận xét: “Bốn mươi lăm phần trăm các loài cây trồng có hoa đang bị đe dọa. Phân bón dư thừa là một yếu tố chính. Nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp người nông dân giảm lượng phân bón sử dụng, tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường”.

 

Nguyễn Tiến Hải theo Phys.org

 

Trở lại      In      Số lần xem: 58

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD