Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  40
 Số lượt truy cập :  33849623

Thứ sáu, 11-09-2015 | 09:08:12

Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một phần của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 696.949 ha, trong đó đất phèn chiếm diện tích lớn nhất 273.659 ha (39,27%) (Phan Liêu và ctv., 1998). Đất phèn được phân ra thành đất phèn nặng, trung bình, và phèn nhẹ. Điều này đã tạo ra những “tiểu vùng sinh thái” khác nhau trong Đồng Tháp Mười, tác động trực tiếp đến sản xuất lúa ở mỗi vùng.

Thứ tư, 17-02-2016 | 08:50:36

Công tác lai tạo và chọn lọc giống có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giống và giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh các phương pháp chọn giống truyền thống dựa vào gia phả hay kiểu hình, thì việc tìm ra các gen, các vùng gen ảnh hưởng đến các tính trạng năng suất để hỗ trợ chọn giống được quan tâm nhiều trong những năm gần đây.

Thứ tư, 17-02-2016 | 08:50:20

Công nghệ sinh sản trên gia súc đã và đang được áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trên bò sữa, vì khả năng sinh sản ít với khoảng 3-4 bê trong cả cuộc đời, và thường sinh sản kém hơn khi năng suất sữa tăng cao. Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang được khuyến khích phát triển mạnh, hiện có khoảng 227 ngàn con với 125 ngàn bò vắt sữa (10/2014) và được quy hoạch phát triển lên 300 ngàn con vào năm 2020. Sinh sản của bò sữa  hiện đang gặp nhiều vấn đề khó khăn với tuổi phối giống lần đầu cao, biến động lớn (16-36 tháng), khoảng cách giữa 2 lứa đẻ kéo dài (14-18 tháng), hệ số phối đậu cao (2,5-3,0 phối giống/thụ thai) và nhiều bệnh sinh sản.

Thứ năm, 24-09-2015 | 08:19:19

Trong những năm qua sản xuất lạc và đậu tương ở nước ta đã có bước tiến bộ nhảy vọt nhờ vào các thành tựu nghiên cứu khoa học các giai đoạn trước và giai đoạn 2006 - 2010, chính sách phát triển nông nghiệp của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

Thứ sáu, 09-10-2015 | 08:28:40

Theo IFA (2013), hiện nay chỉ thống kê được 3 nước sản xuất FMP là: Trung Quốc, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên với khối lượng 355 ngàn tấn P2O5, trong khi đó: Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil và Nga sử dụng loại phân bón này (bảng 1). Theo Nguyễn Huy Phiêu (2014), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc sản xuất và sử dụng FMP với tỉ lệ 15% trong số các loại phân lân. Tuy nhiên, IFA cho rằng: khối lượng FMP do Trung Quốc và Việt Nam sản xuất để tiêu thụ nội địa nhưng thực tế không phải.

Thứ bảy, 17-10-2015 | 08:58:46

Phân lân là một trong ba loại phân bón đa lượng chủ yếu cho cây trồng. Nước ta lại có nguồn quặng apatít dồn dào để sản xuất phân lân nung chảy (FMP), superphosphate đơn (SSP), diamonium phosphate (DAP) và dicalcium phosphate (DCP). Mỗi loại phân lân này có những đặc tính riêng trong mối quan hệ với hệ sinh thái thổ những, cây trồng với khí hậu ở nước ta. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm phân lân nung chảy và cơ sở khoa học của việc sử dụng hiệu quả loại phân này.

Thứ ba, 27-10-2015 | 08:05:35

Vi sinh vật (VSV) phân giải lân là các VSV có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành dễ tiêu đối với cây trồng. Hoạt tính phân giải lân được xác định định tính thông qua vòng phân giải lân trên môi trường nuôi cấy đặc chứa hợp chất phốt pho khó tan hoặc định lượng thông qua lượng lân hòa tan được hình thành trong môi trường nuôi cấy lỏng. Kết quả nghiên cứu xác định một số VSV có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng lân khoáng cho cây trồng.

Chủ nhật, 15-11-2015 | 05:37:05

Lạc, đậu tương, đậu xanh là 3 cây trồng chính trong nhóm cây đậu đỗ được khai thác để đáp ứng nhu cầu sử dụng dầu thực vật, protein cho người và nguyên liệu thức ăn gia súc, đây cũng là loại cây trồng có tác dụng tốt trong việc luân xen canh, cải tạo đất và ứng dụng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất hiệu quả. Sản phẩm của đậu đỗ được sử dụng rất phổ biến trong dân gian và ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn khi phát hiện được nhiều vi chất ảnh hưởng tốt đến sức khỏe con người và động vật.

Thứ tư, 17-02-2016 | 08:51:43

Trên thế giới, khoai tây được xếp là cây lương thực-thực phẩm quan trọng hàng thứ ba, sau lúa nước, lúa mì, với tổng diện tích năm 2005 đạt 20 triệu hecta, tổng sản lượng 320 triệu tấn và mức tăng trưởng trung bình 2,02% mỗi năm (Trung tâm Khoai tây Quốc tế - CIP, 2000). Trong vòng 45 năm (1960-2005), sản xuất khoai tây có xu hướng dịch chuyển mạnh từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển với tỷ lệ (%) tương ứng là 89/11 năm 1960 và 64/36 năm 2005.

Thứ tư, 17-02-2016 | 08:51:27

Điều tra thành phần loài tuyến trùng gây hại cây khổ qua tại tỉnh Bà Rịa  - Vũng Tàu được thực hiện tại 18 ruộng trồng khổ qua trong mùa khô 2014-2015, tại mỗi ruộng điều tra lấy 3 mẫu đất và 2 mẫu rễ ở thời điểm trước trồng, bắt đầu thu hoạch và kết thúc thu hoạch. Kết quả phân tích mẫu đất đã ghi nhận được 17 loài hiện diện trong đất và 3 loài hiện diện trong rễ cây khổ qua.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD