Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33322942
Chuyển gen diệt cỏ của cây cao lương sang cây lúa

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp (ARS) đã chuyển một hợp chất sinh hóa có khả năng diệt cỏ được tìm thấy trong cây cao lương sang cây lúa. Hợp chất sorgoleone được tiết ra từ cây cao lương giúp cây trồng chống lại cỏ dại, tác dụng của nó rất tốt đến nỗi một số cây trồng khác không thể mọc được trên đất đã từng trồng cây cao lương vụ trước, gây khó khăn cho người nông dân khi họ muốn luân canh cây trồng khác trên cánh đồng cao lương.

Các nhà khoa học ARS đang chờ xem liệu những cây lúa này có thể sản sinh thành công một hợp chất diệt cỏ tự nhiên được gọi là “sorgoleone” hay không.

 

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp (ARS) đã chuyển một hợp chất sinh hóa có khả năng diệt cỏ được tìm thấy trong cây cao lương sang cây lúa.

 

Hợp chất sorgoleone được tiết ra từ cây cao lương giúp cây trồng chống lại cỏ dại, tác dụng của nó rất tốt đến nỗi một số cây trồng khác không thể mọc được trên đất đã từng trồng cây cao lương vụ trước, gây khó khăn cho người nông dân khi họ muốn luân canh cây trồng khác trên cánh đồng cao lương.

 

Các nhà khoa học tại Đơn vị nghiên cứu sử dụng sản phẩm tự nhiên của ARS (NPURU) ở Oxford, Mississippi, đang nghiên cứu xem liệu các đặc tính ức chế cỏ dại của cây cao lương có thể được chuyển sang các loại cây trồng khác như lúa gạo và sử dụng làm chất diệt cỏ sinh học được hay không. Nhà sinh vật học phân tử NPURU Scott Baerson cho rằng khi các cây trồng khác có khả năng sản xuất sorgoleone thì sẽ giúp các cây này chống cỏ dại và giảm sự phụ thuộc vào thuốc trừ cỏ tổng hợp.

 

Ông Baerson tiết lộ trước khi có nghiên cứu này, chưa hề có thông tin nào về gene sản sinh sorgoleone. Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu NPURU, bao gồm Baerson và nhà sinh học phân tử Zhiqiang Pan, mới đây đã đạt được thành tựu quan trọng cho phép họ chuyển hợp chất sorgoleone vào cây lúa. Báo cáo xuất bản gần đây trên New Phytologist của Pan and Baerson cho rằng nghiên cứu này có hai tác động quan trọng: (i) Cây lúa có khả năng sản xuất sorgoleone không cần nhiều thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại, giảm đáng kể lượng hóa chất tổng hợp phun lên cây trồng; (ii) Người trồng sẽ giảm được tiền mua hóa chất, giảm một phần chi phí đầu tư đáng kể.

 

Ngoài ra, cây trồng tự tiết ra thuốc diệt cỏ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn - tăng lợi nhuận cho nông dân và các nhà chế biến thực phẩm. Sau cùng người tiêu dùng cũng có lợi từ giá cả hợp lý của sản phẩm, Baerson cho biết thêm.

 

Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc tăng khả năng sản sinh sorgoleone của cây cao lương giúp cây trồng này chống cỏ dại tốt hơn, điều này giúp ích cho những người trồng chuyên canh cây cao lương. Họ cũng đã có cách ngăn cây cao lương tiết ra sorgoleone, để giúp ích những người nông dân muốn luân phiên các loại cây trồng khác nhau sau khi trồng cao lương.

 

Bước tiếp theo là chờ xem liệu cây lúa được trồng trong phòng thí nghiệm sẽ sản xuất sorgoleone và có khả năng chống cỏ dại giống như cây cao lương hay không.

 

Lê Thị Thanh theo ARS.

Trở lại      In      Số lần xem: 2665

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD