Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  33
 Số lượt truy cập :  33277147

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:29:56

Từ 325 hạt điều lai được đưa vào đánh giá nguồn vật liệu khởi đầu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều, từ năm 2010 - 2012, đã tuyển chọn được 15 con lai LBC1, LBC2,..., LBC15 đưa vào thí nghiệm khảo nghiệm sơ bộ. Kết quả so sánh sơ bộ 15 dòng điều vô tính từ năm 2012 - 2020 cho thấy: 18 tháng sau trồng, tất cả các dòng đã ra hoa, đậu quả. Ba năm sau trồng đã tuyển chọn được hai dòng điều: LBC5 cho năng suất hạt cao nhất 1,14 tấn/ha,kế đến là dòng LBC1 đạt 0,96 tấn/ha.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:32:48

Stramenopiles hoặc Heterokonts, trước đây được biết đến như Heterokonta là một trong những ngành sinh vật nhân thật với hơn 25.000 loài đã được xác định. Phần lớn các loài được tìm thấy trong giới phụ Stramenopile là tảo, từ tảo đa bào khổng lồ đến tảo đơn bào và sinh vật phù du. Ngoài ra, trong giới phụ Stramenopiles còn bao gồm hai chi nấm gây bệnh thực vật là Phytophthora và Pythium.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:35:01

Trong nghiên cứu này, GWAS về hàm lượng silic trong thân của cây lúa dựa trên cơ sở dữa liệu kiểu gen (genotyping by sequencing - GBS) và hàm lượng silic trong thân của 170 mẫu giống lúa được tiến hành khảo sát. Kết quả GWAS đã xác định được 9 SNP nằm trên NST số 1, số 6 và số 11 với tần số alen từ 18% đến 48% có ý nghĩa tạo nên sự khác nhau về hàm lượng silic trong thân của các giống lúa.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:39:36

Nghiên cứu đã phân lập và nhận diện được 55 dòng vi khuẩn qua các đặc điểm hình thái và sinh hóa từ 20 mẫu đất thu ở Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Kết hợp kỹ thuật ly trích với hệ dung môi methanol: chloroform (1 : 2 v/v) và quang phổ hấp thụ ở bước sóng 400 - 600 nm đã phát hiện tất các dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng sinh carotenoid.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:41:51

Ba phương pháp ly trích ADN được nghiên cứu để đánh giá tính hiệu quả và kinh tế khi sử dụng đánh giá kiểu gen phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống. Mỗi phương pháp được đánh giá dựa vào khả năng khuếch đại của phản ứng PCR, thành phần hóa chất, vật tư tiêu hao cũng như thời gian thực hiện. Kết quả cho thấy phương pháp ly trích bằng NaOH-Tris cho hiệu quả kinh tế cao nhất so với phương pháp IRRI và CTAB.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:47:05

Bệnh khô vằn lúa do nấm R. solani Kuhn gây ra là một trong những bệnh gây hại chính ở các vùng trồng lúa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cho đến nay chưa phát hiện được giống lúa có khả năng kháng bệnh khô vằn hiệu quả. Để phòng trừ bệnh cần kết hợp các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng và sử dụng thuốc trừ bệnh. Hiện nay, thuốc hoá học bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến vì có hiệu quả nhanh nhưng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:50:13

Trong một thập niên trở lại đây cây chanh dây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Đây là một loại cây trồng có tiềm năng mang lại lợi nhuận với các đặc tính dễ trồng, năng suất cao và có nhiều giá trị về dinh dưỡng. Sự mở rộng diện tích trồng chanh leo đã làm cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển ảnh hưởng lớn đến năng suất và cơ cấu cây trồng trong một số vùng chanh dây.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:52:01

Trong ngành sản xuất lúa gạo, bệnh lem lép hạt là một loại bệnh rất phổ biến gây ảnh  hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt giống và năng suất. Bệnh này do một số loại vi khuẩn và nấm gây ra như: Pseudomonas glumaeAlternaria padwickiiBipolaris oryzaeFusarium spCurvularia lunata, … Trong đó, Curvularia lunata (C. lunata) là tác nhân quan trọng nhất, gây tổn thất đáng kể đến chất lượng và năng suất lúa (Sumanagala và cs. 2008).

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:54:27

Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath (RLT) là một trong những loài côn trùng hại chính trên lúa. Bằng cách chích hút nhựa cây lúa (cả rầy non và trưởng thành), rầy lưng trắng có thể gây hại cho cây lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn trỗ chín, làm cho cây lúa sinh trưởng chậm lại, ảnh hưởng đến năng suất, thậm chí không cho thu hoạch. Ngoài gây hại trực tiếp, RLT còn là tác nhân truyền virus gây bệnh lùn sọc đen phương nam.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:57:29

Thí nghiệm được tiến hành trên hai vùng đất phù sa không bồi canh tác bắp lai là Tam Bình - Vĩnh Long và An Phú - An Giang nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ, than sinh học (biochar) đến đặc tính nước trong đất, sự sinh trưởng và năng suất bắp lai. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 4 lần lặp lại.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD