Sử dụng dòng đơn tính hoa cái trong sản xuất hạt lai F1 góp phần giảm rất nhiều chi phí về công lao động và thời gian cho việc khử đực (bao cách ly hoa cái). Tuy nhiên, do không có hoa đực nên việc duy trì dòng này phải có sự can thiệp bên ngoài bằng các yếu tố kỹ thuật. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy cùng với các gen xác định giới tính, hormon thực vật cũng có liên quan đến quá trình hình thành giới tính của dưa chuột. Gibberellin (GA) đóng vai trò như một tác nhân biến đổi giới tính cái thành đực và ethylen có tác dụng biến giới tính đực thành cái (Pierce LK et al., 1990).
Bệnh đốm lá trên nhóm rau họ thập tự với triệu chứng bệnh điển hình là đốm xanh giot dầu, sũng nước, hơi lõm so với bề mặt lá do vi khuẩn Xanhthomonas sp. gây ra. Bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể, đặt biệt trong giai đọan mùa mưa.
Chọn tạo giống khoai tây năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh mốc sương cho tiêu dùng tươi và chế biến công nghiệp là định hướng nghiên cứu quan trọng được tiến hành nhiều năm của Trung tâm nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa (PVFC). Qua nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc, một số dòng khoai tây kháng mốc sương, có tiềm năng năng suất cao và ổn định đã được phát triển, nhân nhanh và bước đầu khảo nghiệm.
Xạ khuẩn Streptomyces scabiei (Thaxter) Lambert và Loria (syn. S. scabies) là tác nhân chính gây bệnh ghẻ thường, là loại bệnh hại có sự phân bố rộng và gây hại kinh tế quan trọng trong sản xuất khoai tây. Tiến triển trong công tác chọn giống kháng bị cản trở bởi sự giới hạn của biểu hiện tính kháng. Tuy vậy giống kháng có thể là biện pháp tốt nhất và dễ dàng nhất chống lại bệnh ghẻ thường.