Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33461642
Đánh giá thực trạng sản xuất, ứng dụng các chế phẩm vi sinh và đề xuất định hướng phát triển công nghệ vi sinh trong nông nghiệp tại Việt Nam
Thứ sáu, 06-11-2020 | 09:05:14

Lê Như Kiểu(1), Ngô Đình Bính(2), Nguyễn Đức Hoàng(3), Lê Trọng Tài(3)

TÓM TẮT

Bài báo trình bày thực trạng sản xuất, ứng dụng chế phẩm vi sinh và đề xuất định hướng phát triển công nghệ vi sinh vật (VSV) trong nông nghiệp tại Việt Nam. Các ứng dụng công nghệ vi sinh trong nông nghiệp Việt Nam như: i) Phân giải các hợp chất hữu cơ; ii) Phân giải lân; iii) phân giải kali; iv) Phân giải protein, lipit, tinh bột,…; v) Sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật;  vi) Cố định nitơ tự do; vii) Đối kháng bệnh thực vật; viii) Sinh polysacharit; ix) Vi sinh vật khử mùi hôi,…  Có khoảng 980 doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực vi sinh nông nghiệp đã được khảo sát trong cả nước, cho thấy, sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm tỉ lệ cao nhất (362 doanh nghiệp, chiếm 37%), tiếp theo là nhóm thuốc bảo vệ thực vật (200 doanh nghiệp, chiếm 21%), kế đến là nhóm sản xuất phân  hữu cơ vi sinh, thuốc thú y và chế phẩm probiotic cho động vật (180, 121 và 96 doanh nghiệp, chiếm 18%, 12% và 10% tương ứng). Cuối cùng là nhóm sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, có 21 doanh nghiệp, chiếm 2%.. Các công nghệ (CN) bảo quản lạnh sâu, CN đông khô, CN tạo giống ADN tái tổ hợp, CN sấy phun có tầm quan trọng ở mức trung bình. Năng lực về một số công nghệ VSV tương đương thế giới như: CN bảo quản trên thạch, trong glycerol, silica gel. Các CN khác chủ yếu ở mức trung bình so với các nước trên thế giới, ngoại trừ các CN vi nang. CN chỉnh sửa gen, CN ứng suất tới hạn và CN vi nang đều ở mức rất thấp. Cần có những định hướng phát triển như: Sử dụng công nghệ ADN, chỉnh sửa gen để tạo chủng giống VSV vật hữu ích đa hoạt tính. Tiếp tục phát triển CN bảo quản, CN lên men và CN thu hồi sản phẩm ở mức độ cao hơn. Tập trung CN lên men chìm liên tục hiếu khí, CN lên men bề mặt rắn hiếu khí, phát triển CN lọc tiếp tuyến và công nghệ lọc thu dịch. 

 

Từ khóa: Chế phẩm vi sinh, công nghệ vi sinh, định hướng, thực trạng

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa;

2 Viện Công nghệ Sinh học

3 Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

 

Trích TC KHCN NN Việt Nam.

Trở lại      Tải file      In      Số lần xem: 700

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Ước lượng hàm lượng lân hữu dụng và đạm tổng số dựa vào hàm lượng các bon hữu cơ trong đất ( Thứ năm, 16/12/2021 )
  • Quản lý tổng hợp nguồn đất, nước và dinh dưỡng cho sản xuất cây trồng trên đất cát vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ ( Thứ ba, 30/11/2021 )
  • Sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Hiện trạng cung ứng và xuất nhập khẩu phân bón ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Hiện trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phân bón ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Nghiên cứu phát triển phân bón vi sinh vật ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuât chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ vi sinh ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Sản xuất và tiêu thụ phân bón thế giới ( Thứ hai, 09/12/2013 )
  • Đánh giá sự biến động đất mặn và đất phèn vùng ĐBSCL sau 30 năm sử dụng ( Thứ bảy, 28/12/2013 )
  • Nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân với kỹ thuật Polymer ( Chủ nhật, 05/01/2014 )
  • Sử dụng phân bón và sự phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp/ruộng lúa ( Chủ nhật, 05/01/2014 )
  • Phân loại phế phụ phẩm được sử dụng để làm phân bón hữu cơ ( Thứ hai, 06/01/2014 )
  • Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ ( Thứ sáu, 10/01/2014 )
  • Đánh giá hiện trạng hiệu quả sử dụng phân bón và đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón cho cây trồng ở Việt Nam đến năm 2020 ( Thứ ba, 21/01/2014 )
  • Hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng qua các thời kỳ ở Việt Nam ( Thứ tư, 22/01/2014 )
  • Biến động một số tính chất đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ( Thứ sáu, 24/01/2014 )
  • Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ đa lượng cho cà phê ở Tây Nguyên ( Thứ tư, 29/01/2014 )
  • Nghiên cứu bón phân cho cây điều ghép ( Thứ năm, 30/01/2014 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD