Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  35359798
Nghiên cứu hiệu lực trực tiếp và tồn dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô, cà phê làm cơ sở cân đối cung cầu phân bón ở Việt Nam.
Thứ năm, 18-10-2012 | 18:24:58

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ

Thời gian thực hiện

2011-2015

Kinh phí (triệu đ.)

5.200

Mục tiêu chung :

  • Xác định được hiệu lực trực tiếp và hiệu lực cộng dồn của các nguyên tố đa lượng (N,P,K) từ nguồn phân bón vô cơ làm cơ sở xác định liều lượng phân bón thích hợp cho 3 cây trồng chính được lựa chọn tại các vùng sinh thái điển hình (lúa: ĐBSCL và ĐBSH; ngô: ĐNB, Tây Nguyên và Tây Bắc; cà phê: Tây Nguyên và Tây Bắc).
  • Đề xuất được kế hoạch cung ứng phân bón phù hợp cho từng vùng, đảm bảo cung ứng kịp thời cho sản xuất cả về số lượng, chủng loại và thời gian.

Mục tiêu cụ thể:

  • Xác định được hiện trạng cung cứng (sản xuất trong nước và nhập khẩu) và sử dũng phân bón vô cơ đa lượng cho 3 loại cây trồng trên.
  • Xác định được lượng hút-nhu cầu về N, P, K của lúa ngô cà phê trên một số loại đất chính tại các vùng sản xuất chủ lực.
  • Xác định được hiệu lực trực tiếp của phân đạm, hiệu lực trực tiếp, tồn dư và cộng dồn của phân, lân, kali cho 3 cây trồng nên trên.
  • Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng phân lân, đạm, kali (dựa vào các kết quả về hiệu lực trực tiếp và tồn dư) và xây dựng mô hình.
  • Xác định được nhu cầu thực tế phân đạm, lân và kali cho lúa ngô cà phê và đề xuất phương án cung ứng phù hợp.

Nội dung:

  • Xác định được hiện trạng diện tích canh tác lúa, ngô, cà phê và tình hình cung ứng phân bón.
  • Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng và nguyên nhân gây thất thoát phân bón vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô, cà phê.
  • Xác định lượng hút nhu cầu về N, P, K của lúa, ngô, cà phê.
  • Nghiên cứu xác định hiệu lực trực tiếp của phân đạm, hiệu lực trực tiếp, tồn dư và cộng dồn của phân lân và kali.
  • Xây dựng quy trình mới về bón phân đạm, lân, kali cho lúa, ngô, cà phê ở các vùng nghiên cứu.
  • Đề xuất phương án cung ứng phân bón phù hợp nhu cầu sử dụng cho cây lúa, ngô, cà phê.
  • Xây dựng mô hình thực nghiệm.
  •  

Dự kiến kết quả:

- Báo cáo phân tích, đánh giá về hiệu lực trực tiếp và tồn dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô, cà phê ở một số vùng sản xuất trọng điểm ở Việt Nam.

- Quy trình sử dụng phân bón hợp lý, tăng hiệu quất sử dụng tối thiểu 5% cho mỗi loại hình phân bón.

- Mô hình sử dụng phân bón vô cơ đa lượng, 13 mô hình lúa (lúa 5, ngô 4, cà phê 4) tổng diện tích 3 ha trên một mô hình. Hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 10% hiệu suất sử dụng phân bón tăng tối thiểu 5%.

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý sử dụng phân bón cho lúa, ngô, cà phê.

- Tài liệu hướng dẫn xây dựng bài toán mô hình hóa phương án cung ứng phân bón cho lúa, ngô, cà phê.

Trở lại      In      Số lần xem: 5862

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD