Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33347010
Rệp sáp hồng
Thứ ba, 11-09-2018 | 08:56:05

Rệp sáp bột hồng được ghi nhận xuất hiện và gây hại lần đầu tiên tại Tây Ninh năm 2012. Sau đó cũng xuất hiện ở một số tỉnh khác thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, đồng thời cũng xuất hiện ở một số tỉnh miền Bắc và Trung qua con đường vận chuyển hom giống.

 

 

Đặc điểm gây hại

 

Rệp sáp bột hồng tấn công đỉnh sinh trưởng của cây sắn, hút nhựa cây gây lên hiện tượng trùn ngọn, ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây sắn bị lùn, rệp bám ở mặt sau của lá dẫn đến lá bị xoăn, biến vàng. Khi bị nhiễm ở mật độ cao lá cây khô giòn có thể rụng toàn bộ làm giảm năng suất củ từ 80-85%.

 

Rếp sáp bột hồng phát sinh phát triển mạnh trong các tháng mùa khô và các tháng có lượng mưa thấp (<30mm).

 

Phương thức lan truyền

 

Rệp sáp bột hồng có thể tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn. Rệp non mới nở bò rất nhanh, nên dễ dàng bị cuốn theo gió.

 

Rệp sáp bột hồng lây lan qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, kiến, bám dính trên cơ thể người, động vật công cụ lao động và phương tiện vận chuyển.

 

Biện pháp phòng trừ

 

Rệp sáp bột hồng là dịch hại mới xuất hiện gây hại ở Việt Nam khoảng 2 năm trở lại đây nên chưa có kết quả nghiên cứu đầy đủ về loại dịch hại này. Tuy nhiên để hạn chế tác hại của chúng cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

 

Biện pháp canh tác

 

Nên vệ sinh đồng ruộng, cày đất kỹ để loại trừ nguồn rệp sáp có trong tàn dư thực vật và cỏ dại. Nên trồng sớm vào đầu mùa mưa, bón phân đầy đủ cân đổi để cây sắn phát triển tốt tăng khả năng chống chịu dịch hại. Làm cỏ sạch cây ký chủ phụ trong ruộng để không có nơi cư trú của rệp. Ngoài ra có thể trồng luân canh sắn với các cây trồng khác như lúa, đậu….

 

Biện pháp sinh học

 

Nhân nuôi và phóng thích ra đồng ong ký sinh Anagyrus lopezi để kiểm soát rệp sáp bột hồng hiệu quả và bền vững.

 

Ngoài ra có thể sử dụng nấm phấn trắng (Beauveria bassian) nấm xanh (Metarhizium anisopliea) để kiểm soát rệp sáp bột hồng.

 

Biện pháp hóa học

 

Xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm hom trong dung dịch thuốc BVTV từ 5-10 phút với một số hoạt chất sau:

Thiamethoxam:        4 gram/20 lít nước

Dinotefuran:             4 gram/20 lít nước

Imidacloprid:            4 gram/20 lít nước

Trở lại      In      Số lần xem: 3903

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD