Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  35
 Số lượt truy cập :  33377452
Ảnh hưởng của một số dạng phân lân đến năng suất vừng trên đất xám Đồng Tháp Mười

Trong thời gian qua, các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác vừng trên đất xám vùng Đồng Tháp Mười còn rất hạn chế để làm cơ sở xây dựng qui trình canh tác phù hợp, trong đó có lĩnh vực phân bón. Bón lượng bao nhiêu, loại phân gì, bón vào thời điểm nào…là hiệu quả vẫn còn là một lời giải.

Th.S Trần Thị Hồng Thắm[1]

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trong thời gian qua, các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác vừng trên đất xám vùng Đồng Tháp Mười còn rất hạn chế để làm cơ sở xây dựng qui trình canh tác phù hợp, trong đó có lĩnh vực phân bón. Bón lượng bao nhiêu, loại phân gì, bón vào thời điểm nào…là hiệu quả vẫn còn là một lời giải. Việc áp dụng cách bón phân theo “tập quán” hoặc “kinh nghiệm” của người dân chưa mang lại hiệu quả, mới dừng ở mức “quảng canh”, chưa thâm canh, năng suất vừng còn quá thấp, với năng suất trung bình 700 - 800 kg/ha mới chỉ đạt 60 -70% so với tiềm năng. Tất nhiên, bên cạnh yếu tố phân bón, còn có những yếu tố hạn chế khác trong kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến.

 

Với đặc tính cơ bản là nghèo dinh dưỡng, các yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng đều thấp, khả năng giữ nước, phân kém…nên đất xám vùng Đồng Tháp Mười cần phải có một nghiên cứu bài bản, đầy đủ về lĩnh vực phân bón cho cây vừng nếu chúng ta muốn có được một sự đột phá về năng suất.

 

Phân lân là một loại phân đa lượng có ý nghĩa quan trọng đối với vừng, giúp cây sinh trưởng phát triển bộ rễ, thân và đặc biệt là quá trình ra hoa và đậu trái, nâng cao chất lượng hạt. Tuy nhiên, là cây trồng cạn, thời gian sinh trưởng ngắn nên vừng cần được quan tâm đến loại phân lân dễ tiêu, chứa nhiều chất dinh dưỡng khác để cung cấp kịp thời cho cây. Trong thực tế, người dân phổ biến dùng DAP để cung cấp lân cho cây. Với thành phần chủ yếu là đạm (18%), lân (46%) và là loại phân dễ tan, dễ bón nên phân DAP bước đầu được ưu tiên sử dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu các dạng phân lân khác sẽ rất có ý nghĩa để đánh giá và khẳng định tính phù hợp và hiệu quả của mỗi loại, bởi một số loại phân lân khác, ngoài yếu tố lân còn có chứa Can xi, Magiê, Silic, vi lượng… cũng có vai trò tích cực đối với sự phát triển và tạo năng suất, chất lượng của vừng.

 

Chi tiết xin xem file đính kèm


[1]Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười

 

Trở lại      In      Số lần xem: 2698

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD