Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33336372

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:47:45

Sâu kéo màng, Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae) là loại sâu hại rau cả họ Brassicaceae quan trọng ở ĐBSCL. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho các nghiên cứu về xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả, ảnh hưởng của thức ăn và nhiệt độ lên thời gian phát triển của H. undalis đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm tại trường ĐH Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn và nhiệt độ của môi trường đã ảnh hưởng lên thời gian phát triển của H. undalis. Giữa 5 loại thức ăn khảo sát gồm cải ngọt, cải xanh, cải tùa xại, cải thìa và cải bó xôi, vòng đời của H.undalis là ngắn nhất (17,54 ngày) khi được nuôi bằng cải xanh, trong khi ấu trùng được nuôi bằng cải bó xôi đã không thể sống đến hết tuổi 2.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:37:11

Trong điều kiện phòg thí nghiệm, sử dụng phương pháp cho ăn nhỏ giọt trên sâu xanh da láng (Spodoptera exigua Hübner) tuổi 2 cho kết quả bốn chủng virus gồm SeNPV – VL5, SeNPV – CT3, SeNPV – ĐT2 và SeNPV – AG1 thu thập tại Vĩnh Long, Cấn Thơ, Đồng Tháp và An Giang đạt hiệu quả 100% đối với sâu xanh da láng sau 5 ngày lây nhiễm.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:44:02

Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn BVTV, khoa Nông nghiệp và SHƯD, trường ĐH Cần Thơ, nhằm tìm ra các chuẩn xạ khuẩn có hiệu quả quản lý bệnh thán thư hại Xoài do nấm Colletotrichum spp gây ra. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, 3 chủng xạ khuẩn HG1, HG3 và HG6 cho hiệu quả cao trong ức chế sự phát triển sợi nấm thể hiện qua bán kính vòng vô khuẩn lần lượt 9,3mm; 10,6mm và 9,8mm, hiệu suất đối kháng lần lượt là 65,1%;66,9% và 70,5% ở thời điểm 9 ngày sau thí nghiệm.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:38:09

Trong nông nghiệp các bệnh cây có liên quan đến nấm chiếm một tỷ lệ rất lơn. Hiện nay, các biện pháp hóa học vãn được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi với một lượng rất lớn vì nó mang lại hiệu quả phòng trừ cao, rẻ tiền. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người, tạo ra sự kháng thuốc với nhiều loại bệnh hại trên cây.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:43:26

Sâu đục thân luôn là đối tượng dịch hại gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất mía. Năm 2014, tại tỉnh Tây Ninh xuất hiện thâm một loài sâu đục thân mới – Chilotumidicostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae) gây thiệt hại lớn đến ngành sản xuất mía. Do đây là đối tượng dịch hại tương đối mới, các nghiên cứu cơ bản về C.tumidicostalis là rất cần thiết và quan trọng nhằm có những cơ sở để nghiên cứu các biện pháp kiểm soát  đối tượng dịch hại này.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:42:57

Năm 2008, tỉnh Trà Vinh xuất hiện loài rệp sáp Aulacaspis tubercularis (Diaspidides, homoptera) gây hiện tượng khô lá, cành và chết cả cây xoài. Rệp sáp A. tubercularis được xác định thể có nguồn gốc ở châu Á, chủ yếu là làm lá chuyển màu xanh nhạt hoặc vàng, nhiễm nặng có thể làm khô lá và chết cả cành (Borchsenius, 1966). Đây là loài đa ký chủ, đặc biệt gây hại nhiều trên xoài

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:41:46

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella được tiến hành từ tháng 09 năm 2013 đến tháng 09 năm 2014 tại Viện Cây ăn quả miền Nam và tại xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Kết quả ghi nhận thành trùng sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella có màu vàng xám đến nâu đậm. Con đực có râu hình răng lược còn con cái có râu hình sợi chỉ. Trứng có hình oval, màu trắng hơi phồng lên rồi chuyển sang màu hồng.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:11:38

Nghiên cứu về nấm và tuyến trùng ảnh hưởng đến bệnh vàng lá và bệnh thối rễ được thực hiện ở Tây Nguyên từ năm 2014 đến năm 2015. Kết quả đã xác định được hai loài tuyến trùng Pratylenchus coffeae Meloidogyne incognita là tác nhân gây ra hiện tượng vàng lá, thối rễ trên cây cà phê, đặc biệt khi Pratylenchus coffeae > 500 tuyến trùng/ 5 g rễ sẽ gây hiện tượng vàng lá, thối rễ.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:23:31

Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus manihoti) được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2012. Nhiều kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định loài ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng kiểm soát hiệu quả rệp sáp bột hồng hại sắn. Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Tây Ninh từ năm 2013 đến năm 2015 đã cho thấy ong ký sinh Anagyrus lopezi có khả năng hạn chế mức độ gây hại của rệp sáp bột hồng, tỷ lệ ký sinh đạt cao nhất (83,1 - 92,5%) sau khi thả ong 60 ngày.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 08:07:49

Các loài nấm Chaetomium được nghiên cứu sử dụng như một tác nhân sinh học phòng trừ tác nhân gây bệnh cây. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định nấm Chaetomium từ các mẫu đất thu thập, mẫu đất được thu thập từ đất trồng cây sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long trong năm 2017. Các loài nấm Chaetomium được phân lập bằng kỹ thuật bẫy đất với các mảnh giấy lọc và được định danh tên loài bằng kỹ thuật truyền thống, sinh học phân tử.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD